Thứ sáu, 04/04/2025 07:08 (GMT+7)
Thứ tư, 01/01/2020 08:00 (GMT+7)

'Các doanh nghiệp cần hành động gấp rút để cắt giảm khí thải'

Theo dõi KTMT trên

Theo Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Mark Carney, giới kinh doanh cần tăng cường hành động, trong đó có việc thừa nhận những mối đe dọa đối với khí hậu do hoạt động kinh doanh của họ gây ra.

'Các doanh nghiệp cần hành động gấp rút để cắt giảm khí thải' - Ảnh 1
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Mark Carney trong cuộc họp báo về hoạt động của ngân hàng, tại London ngày 1/8/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh Mark Carney ngày 30/12 kêu gọi các doanh nghiệp hành động mạnh mẽ hơn để giúp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn chương trình Today của đài phát thanh BBC, ông Carney cho biết giới kinh doanh cần tăng cường hành động, trong đó có việc thừa nhận những mối đe dọa đối với khí hậu do hoạt động kinh doanh của họ gây ra.

Ông lưu ý rằng để thực hiện được mục tiêu đề ra theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, ngành khai thác than đá cần dừng lại tới 80% dự án, trong khi ngành khai thác dầu khí là 50%.

Trong khi đó, Giám đốc phụ trách mảng khí đốt và năng lượng mới của Tập đoàn Shell, Maaten Wetselaar thừa nhận các công ty cần hành động gấp rút để chống lại tình trạng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, ông cho rằng khách hàng và các nhà quản lý cũng cần tham gia vào nỗ lực này.

Ông nói: "Chúng ta cần thay thế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng sử dụng các sản phẩm thải ra lượng carbon thấp và do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch giảm thì dĩ nhiên hoạt động sản xuất loại nhiên liệu này cũng giảm theo".

Theo Hiệp định Paris ký năm 2015 về biến đổi khí hậu, các quốc gia đặt mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C vào năm 2100 hoặc thậm chí nếu có thể, dưới 1,5 độ C.

Theo tính toán của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), về mặt lý thuyết vẫn có thể đáp ứng mức thấp hơn 2 mục tiêu trên, song vẫn còn một số quan điểm hoài nghi cho rằng các mục tiêu này có thể khả thi về mặt chính trị, kinh tế và thực tế hay không.

Trái Đất đã ấm lên 1,1 độ C so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. IPCC cho rằng việc đạt được mục tiêu 1,5 độ C sẽ đòi hỏi một nỗ lực cực kỳ tham vọng, theo đó thế giới phải giảm một nửa lượng CO2 của mình xuống gần mức của năm 1979.

Như vậy, các nước trên thế giới sẽ phải thực hiện kế hoạch này vào năm 2030, chỉ còn 10 năm nữa.

Ngoài ra, lượng khí thải CO2 cũng phải đưa về mức "trung hòa" vào năm 2040. Đối với mục tiêu 2 độ C thực tế hơn, lượng khí thải CO2 sẽ phải giảm 1/4 vào năm 2030.

Bạn đang đọc bài viết 'Các doanh nghiệp cần hành động gấp rút để cắt giảm khí thải'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).