Cát sông Hồng bị 'nạo vét với khối lượng khủng'
Hôm này, ngày 6/1, Lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 14 tàu hút cát trái phép trên sông Hồng. Đây là vụ việc có tính chất phức tạp gây bức xúc trong dư luận.
Thực hiện Kế hoạch cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu Xuân năm 2022, ngày 6/1, trên tuyến sông Hồng giáp ranh giữa tỉnh Hà Nam và Thái Bình.
Lực lượng Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa, Cục Cảnh sát giao thông đã phối hợp với Thủy Đoàn 1, Cục Cảnh sát giao thông và Công an tỉnh Hà Nam, Thái Bình tổ chức lực lượng, đồng loạt ra quân.
Trong ngày ra quân, lực lượng chức năng đã phát hiện 14 phương tiện tàu hút cát cùng 55 thuyền viên, người có liên quan đang vi phạm quy định về khai thác cát trái phép trên tuyến sông Hồng. Tại thời điểm kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ hơn 3.000m3 cát.
Đây là vụ việc có tính chất phức tạp, các phương tiện khai thác cát tại khu vực không có mỏ cát, gây bức xúc trong dư luận. Hiện vụ việc đang tiếp tục được xác minh, làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Hình thức xử phạt đối với thực trạng khai thác cát trái phép chủ yếu là khá nặng. Gần đây nhất, ngày 12.9.2021, trên tuyến sông Trà Lý thuộc địa phận xã Vũ Đông (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) PC05 Thái Bình chủ trì, phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông đường thủy TP.Thái Bình (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông - PC08), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình bắt giữ 1 tàu vỏ sắt không gắn số hiệu, biển hiệu, trọng tải khoảng 100 tấn đang có hoạt động khai thác cát dưới lòng sông trái phép.
Các đối tượng vi phạm bị bắt quả tang gồm Phạm Văn Dinh (31 tuổi, trú xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương) là chủ tàu, trực tiếp thuê người, chỉ đạo điều hành mọi công việc, vị trí khai thác cát; Phạm Văn Duy (41 tuổi, quê quán xã Thái Nguyên, huyện Thái Thụy, trú phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) là lái tàu; Trần Văn Năm (34 tuổi, trú xã Vũ Đông, TP.Thái Bình) là người làm thuê trên tàu và Phan Thái Dơn (34 tuổi, trú xã Đông Lâm, huyện Tiền Hải).
Qua rà soát, 3 trong số 4 đối tượng gồm Phạm Văn Dinh, Phạm Văn Duy và Trần Văn Năm trước đó đã bị đơn vị này ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính vào ngày 26.8.2021 về các hành vi vi phạm tương tự.
PC05 - Công an tỉnh Thái Bình sau đó đã bàn giao hồ sơ vụ việc cho phòng PC03 tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Căn cứ kết quả điều tra, PC03 - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can Phạm Văn Dinh, Phạm Văn Duy và Trần Văn Năm về hành vi "Vi phạm các quy định về nghiên cứu thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản". Các bị can Dinh, Duy đã bị bắt tạm giam; bị can Năm bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cát là tài nguyên “nóng” của toàn cầu
Là nguyên liệu chính của ngành xây dựng và loại vật liệu không thể thiếu trong các lĩnh vực như khoan dầu, sản xuất chip điện tử, kính, mỹ phẩm và nhiều lĩnh vực sản xuất khác, nhu cầu sử dụng cát đã gia tăng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển công nghệ trong những năm gần đây.
Việc hút cát quá mức, bừa bãi khiến đáy sông Hồng càng ngày bị hạ thấp, làm dòng chảy biến dạng kéo theo hàng loạt sự cố xói lở bãi sông, đê, kè đoạn thuộc địa bàn huyện Ba Vì, Gia Lâm, Phúc Thọ, Phú Xuyên…
Thực tế hiện nay, nhiều vị trí đáy sông Hồng, đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội đã bị sụt 2-3 m so với 5-10 năm trước đây. Cá biệt, tại khu vực kè Sen Hồ (huyện Gia Lâm) có một số vị trí đáy sông bị hạ thấp tới 10 m so với 10 năm trước. Còn tại khu vực cầu Vĩnh Tuy, đáy sông bị hạ thấp khoảng 8 m và không riêng thành phố Hà Nội, các tỉnh nằm trong lưu vực sông Hồng cũng diễn ra tình trạng khai thác cát quá mức, tác động tiêu cực đến môi trường, an sinh xã hội.
Thực tế việc khai thác cát trái phép trong thời gian qua ngày càng nghiêm trọng tại nhiều địa phương khiến cho môi trường bị ảnh hưởng, gây sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên, thất thoát tài nguyên, đe doạ các công trình, tác động xấu tới môi trường.
Nguyễn Linh (T/h)