Chủ nhật, 24/11/2024 09:38 (GMT+7)
Thứ hai, 03/05/2021 11:12 (GMT+7)

Chỉ 3% bề mặt Trái đất chưa bị ‘cày xới’

Theo dõi KTMT trên

Những hoạt động của con người đã và đang có tác động sâu rộng đến số lượng cũng như sự phong phú của các loài khác.

Sư tử, linh cẩu và những kẻ săn mồi khác vẫn rình rập đàn linh dương đầu bò, ngăn chúng ăn quá nhiều thực vật. Sự đa dạng của các loại cây và cỏ hỗ trợ cho các loài khác, từ chim cá cho đến các loài sâu bọ. Đổi lại, những loài vật này mang hạt giống hoặc phấn hoa đi khắp các vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho nhiều loại thực vật sinh sản.

Con người cũng xuất hiện ở đó, nhưng với mật độ tương đối ít ỏi. Đây là một ví dụ điển hình về một hệ sinh thái còn nguyên vẹn: Các mối quan hệ phức tạp cùng nhau duy trì sự đa dạng phong phú của Trái đất.

Chỉ 3% bề mặt Trái đất chưa bị ‘cày xới’ - Ảnh 1

Theo một cuộc khảo sát về các hệ sinh thái trên Trái đất, phần lớn đất đai trên Trái Đất, khoảng 97% không còn đủ tiêu chuẩn nguyên vẹn về mặt sinh thái. Các nhà nghiên cứu thông báo hôm 15/4 trên tạp chí Frontiers in Forest and Global Change: Trong vòng 500 năm qua, quá nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc suy giảm số lượng.

Cụ thể, các nhà khoa học đã lấy mốc năm 1500 sau Công nguyên, có nghĩa là chỉ những phần trên thế giới còn nguyên vẹn về mặt sinh thái như 500 năm trước với sự bổ sung của các loài ở mức độ phong phú tương tự mới có thể được coi là vùng hoang dã.

Kết quả là chỉ có 2,8% bề mặt hành tinh Trái đất phù hợp với mô tả. Những “mảng hoang dã” này, mỗi mảng có diện tích 10.000 km2 hoặc lớn hơn, nằm rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới.

Trong số ít các hệ sinh thái còn nguyên vẹn, chỉ có khoảng 11% diện tích đất nằm trong các khu bảo tồn hiện có. Chúng bao gồm Vườn quốc gia Nouabale-Ndoki ở Congo, Serengeti-Ngorongoro ở Tanzania, lãnh thổ bản địa Alto Rio Negro trong rừng Amazon, Great Siberian Polynya ở miền bắc nước Nga và Vườn quốc gia Kawésqar ở miền nam Chile. Đây là những nơi rất hiếm và đặc biệt cần được bảo tồn, nhưng chỉ 11% trong số chúng nằm trong khu vực được bảo vệ.

“Đó là những nơi tốt nhất trong số những nơi tốt nhất, những nơi cuối cùng trên Trái đất chưa mất đi một loài nào mà chúng ta đã biết”, Oscar Venter - nhà khoa học bảo tồn tại Đại học Bắc British Columbia cho biết. Ông nói việc xác định những nơi như vậy rất quan trọng, đặc biệt là đối với các khu vực đang bị đe dọa phát triển cần được bảo vệ, như rừng nhiệt đới Amazon.

Các nhà khoa học chuyên về bảo tồn từ lâu đã cố gắng lập bản đồ những nơi chưa bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Ước tính của các nhà nghiên cứu cho thấy 20 - 40% bề mặt đất của Trái đất có thể được coi là nguyên vẹn về mặt sinh thái.

Nhưng những gì có thể được phát hiện bởi vệ tinh là hiện thực xấu xí về mức độ thực sự của môi trường sống hoang dã. Bên dưới những tán cây dường như còn nguyên vẹn, sự tuyệt chủng của các loài động vật có vú và các loài chim lớn do săn bắt, các loài xâm lấn hay dịch bệnh đã làm suy giảm tính đa dạng sinh học của các khu vực hoang dã trên thế giới.

Nhà sinh vật học Andrew Plumptre, Đại học Cambridge cho biết: “Săn bắn, tác động của các loài xâm lấn, biến đổi khí hậu - những thứ này có thể gây hại cho hệ sinh thái, nhưng chúng không dễ dàng được phát hiện ngay qua vệ tinh”. Plumptre và các đồng nghiệp của ông đã bắt đầu tìm kiếm những môi trường sống còn giữ lại đầy đủ các loài tự nhiên, ở mức độ phong phú tự nhiên vào năm 1500 sau Công nguyên.

Đó là cơ sở mà Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế sử dụng để đánh giá sự tuyệt chủng của các loài, mặc dù con người đã thay đổi hệ sinh thái bằng cách xóa sổ nhiều loài thú lớn trong hàng nghìn năm qua.

Nhìn chung, số lượng đất nguyên vẹn về mặt sinh thái “thấp hơn nhiều so với những gì chúng tôi mong đợi” - Plumptre nói. Điều này cho thấy con người đã tác động khủng khiếp đến tự nhiên như thế nào.

Một số nhà khoa học đặt câu hỏi liệu các tác giả nghiên cứu có quá khắt khe trong định nghĩa về sự nguyên vẹn của hệ sinh thái hay không. Nhiều hệ sinh thái trên khắp thế giới đã mất đi một hoặc hai loài nhưng vẫn là những cộng đồng đa dạng, sống động.

Sự suy giảm của một vài loài có thể không gây ra thảm họa cho toàn bộ hệ sinh thái, vì các loài khác có thể thay thế vai trò của những loài đã mất. Các nhà nghiên cứu tính toán rằng trong khi chỉ có 3% diện tích đất hiện còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, thì việc đưa tới 5 loài đã mất có thể khôi phục lại 20% diện tích đất đai như trước đây. Điều này giúp cho hệ sinh thái dần trở lại cân bằng.

Ly Phương

Bạn đang đọc bài viết Chỉ 3% bề mặt Trái đất chưa bị ‘cày xới’. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới