Chile: Cá chết hàng loạt báo động tình trạng ô nhiễm môi trường biển
Ven biển miền Trung Chile đã chứng kiến hàng nghìn con cá chết phủ kín bờ biển. Bãi biển chuyển sang màu bạc vì số lượng cá chết quá lớn phủ kín trên bờ biển.
Cư dân Coliumo ở vùng Biobío, miền trung Chile chứng kiến cảnh tượng bất thường vào buổi sáng sớm. Hàng nghìn con cá chết phủ kín bờ biển. Đây là một bãi biển nổi tiếng của Chile. Cá trôi dạt vào bờ trong một hoàn cảnh kỳ lạ.
Cơ quan Nghề cá và Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia cho biết họ đang cử một nhóm chuyên gia tới khu vực để tiến hành điều tra và xác định chính xác nguyên nhân cá chết.
Hình ảnh về những đống cá chết phủ đầy cát ở bãi biển Coliumo chia sẻ khắp mạng xã hội. Theo người dân địa phương, số cá chết chủ yếu là cá mòi và cá cơm.
Ivonne Rivas, thị trưởng địa phương cho biết: "Đây không phải là một khu vực dễ dàng xâm nhập".
Những bức ảnh lan truyền cho thấy bãi biển chuyển sang màu bạc vì số lượng cá chết quá lớn phủ kín trên bờ biển. Nhiều người dân địa phương cho biết trước đây từng xảy ra sự kiện tương tự khi đàn cá bơi sát vào bờ để tìm oxy và chất dinh dưỡng. Cuộc điều tra đang diễn ra.
Tháng 10/2020, sự kiện tương tự xảy ra khi một số lượng lớn cá nhỏ mắc cạn trên một bãi biển xứ Wales.
Con cá giống cá mòi nằm la liệt trên Bãi biển Benar ở Gwynedd do ngư dân Aeron Griffith đang chuẩn bị cho một chuyến câu cá phát hiện ra.
Anh nói: "Tôi đi kiếm mồi câu cá với một người bạn, chúng tôi đi xuống bãi biển và nhận ra rằng tất cả những con cá này đã bị mắc kẹt. Khi thủy triều rút, nước trong vùng trũng còn lại rất ít và hàng trăm con trong số bị thiếu oxy".
Tháng 4/2021, cư dân địa phương ở Ghana đã báo cáo một vụ việc tương tự khi hàng trăm con cá heo và cá nhỏ dạt vào bãi biển ở Accra.
Một số ý kiến nghi ngờ về sự xuất hiện của tảo biển nở hoa. Tảo biển phát triển nhanh chóng hút cạn oxy có trong nước. Một số loài tảo còn sản sinh ra độc tố thần kinh như brevetoxin, gây tử vong cho cá. Sự tích tụ số lượng lớn tảo trong quá trình hô hấp tạo thành màng nhầy trên mang cá, gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ khí oxy ít ỏi còn lại trong nước.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm lấy từ các con vật và những phát hiện ban đầu cho thấy nguyên nhân là sự kết hợp của yếu tố môi trường và yếu tố tâm lý căng thẳng.Nhiều người dân địa phương cho biết trước đây từng xảy ra sự kiện tương tự khi đàn cá bơi sát vào bờ để tìm oxy và chất dinh dưỡng. Cuộc điều tra đang diễn ra.
Những năm gần đây cùng biển tại Chile trong tình trạng cảnh báo vì ô nhiễm. “Trong hầu hết báo cáo, tác hại của rác thải nhựa chủ yếu tập trung vào môi trường sinh thái biển”, nhà động vật học Mauricio Urbino tại Đại học Concepcion ở Chile cho biết.
“Điều đáng lo ngại là nếu chúng ta không hạn chế sử dụng nhựa ngay bây giờ, tình hình sẽ ngày càng tệ hơn”, Urbino nói thêm.
Hơn 30% số nhựa từ các tổ chim mà nhóm nghiên cứu của bà García-Cegarra phân tích được đến từ túi mua sắm, vốn bị chính phủ Chile cấm sử dụng tại các siêu thị lớn từ năm 2018, nhưng vẫn được dùng bởi các đại lý nhỏ lẻ. Khoảng 35% số nhựa có nguồn gốc từ các túi cát lớn của ngành xây dựng, trong khi dụng cụ đánh cá chiếm 15%.
“Sau gần 20 năm tập trung phát triển công nghiệp nặng và sự lỏng lẻo trong khâu quản lý sử dụng túi nhựa dùng một lần, giờ đây có lẽ lượng nhựa ở vịnh Mejillones còn nhiều hơn số rong biển dành cho các loài chim”, bà García-Cegarra nói.
Theo nhà bảo tồn biển Yacqueline Montecinos tại Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới Chile, kết quả nghiên cứu nói trên thực chất không khiến nhiều người ngạc nhiên.
“Trường hợp của những con chim cốc đáng thương này cũng tương tự tình cảnh đang diễn ra tại nhiều vùng biển khác trên thế giới. Rác thải nhựa là mối đe dọa đối với tất cả các loài động vật biển”, bà Montecinos nói.
Montecinos cũng cảnh báo rằng Great Pacific Garbage Patch, một hòn đảo khổng lồ chứa rác thải nhựa có kích thước ước tính tương đương Mexico, đôi khi lưu thông trên các dòng chảy gần bờ biển Chile và là nơi sinh sống của các quần thể chim.
Đồng quan điểm với Montecinos, bà García-Cegarra nhận xét thêm: “Những thói quen xấu của con người trong việc tiêu thụ đồ dùng làm bằng nhựa đang ảnh hưởng đến tất cả các loài động vật biển. Bây giờ là tổ chim, sau này có thể là sự sống ẩn sâu dưới đáy đại dương, hay thậm chí là bàn ăn của chúng ta, khi các loài cá và trai ăn nhầm rác thải nhựa”.
“Cần phải hành động ngay bây giờ để giảm thiểu việc sử dụng chất liệu nhựa”, bà García-Cegarra khẳng định.
Nguyễn Linh (T/h)