Có một thực tế là, hiện nay, công nghệ đốt rác phát điện hiện đại được nhiều nước trên thế giới chọn lựa thì ở Việt Nam, nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm.
Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn không chỉ thúc đẩy hoạt động của các ngành công nghiệp tái chế, giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường mà còn có thể làm thay đổi công nghệ xử lý rác.
Các khu XLCT Lại Thượng, Tây Đằng, Hợp Thanh, Mỹ Thành, Cao Dương, Vân Đình và Đông Lỗ, có diện tích và công suất quy hoạch nhỏ, người dân phản đối khó triển khai thực hiện.
Đại dịch Covid-19 gây nên tình trạng môi trường ô nhiễm rác thải y tế tại Việt Nam đến mức kỉ lục. Mới đây, công nghệ xử lý rác thải theo tiêu chuẩn quốc tế đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề này.
Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế rác thải rắn Vietstar tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi đi vào hoạt động mà không cần phân loại rác tại nguồn là tín hiệu đáng mừng cho kế hoạch chuyển đổi công nghệ xử lý rác của TP.HCM.
Để nhựa không còn là mối đe dọa cho môi trường sống của nhân loại, các nhà khoa học thế giới không ngừng phát minh các công nghệ xử lý rác thải nhựa, cũng như tạo ra loại nhựa mới có khả năng tự phân hủy sinh học.
Câu chuyện người dân chặn xe vận chuyển vào bãi rác Nam Sơn tại Hà Nội vừa qua thể hiện nhiều bất cập trong xử lý rác thải hiện nay về quy hoạch, phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải… Đây là những tồn tại lớn khiến bài toán xử lý rác thải sinh hoạt khó giải tại nhiều địa phương.
Quy hoạch bãi rác không phù hợp; thiếu đồng bô từ phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải… là những tồn tại lớn khiến cho bài toán xử lý rác thải sinh hoạt vẫn nhức nhối từ trung ương đến các chính quyền địa phương.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cơ quan chức năng tổ chức rút kinh nghiệm công tác xử lý sự cố hóa chất do cháy nổ tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông tại Hà Nội.
Nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại TP.HCM vừa được khởi công xây dựng với công suất 2.000 tấn/ngày, đánh dấu bước ngoặt bắt đầu giảm tỉ lệ chôn lấp rác xuống còn 50%.
Trước thực trạng diện tích chôn lấp chất thải sinh hoạt ngày càng thu hẹp, các khu xử lý tập trung đã phải hợp nhất các ô chôn lấp để tăng khả năng tiếp nhận và xử lý chất thải. Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải bằng công nghệ hiện đại, tiết kiệm diện tích đang là đòi hỏi cấp bách với nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Hiện nay, cả nước mới có khoảng 30 cơ sở xử lý chất thải thành phân hữu cơ, 300 lò đốt chất thải sinh hoạt quy mô nhỏ. Việc đầu tư, xây dựng các khu xử lý chất thải, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh phần lớn chỉ được thực hiện ở một số địa phương có nguồn thu ngân sách lớn. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình quản lý và công nghệ xử lý rác thải phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam là thách thức không nhỏ của các ban ngành, địa phương.