Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế rác thải rắn Vietstar tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, huyện Củ Chi đi vào hoạt động mà không cần phân loại rác tại nguồn là tín hiệu đáng mừng cho kế hoạch chuyển đổi công nghệ xử lý rác của TP.HCM.
Rác thải không còn là nỗi lo trong tương lai?
Ngày 16/5/2021, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cùng lãnh đạo một số Sở, ngành trên địa bàn đã tham dự lễ khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn Vietstar tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
Ông Ngô Như Hùng Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietstar cho biết, Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn mà đơn vị làm chủ đầu tư là bước xây dựng kế hoạch môi trường thông minh cho TP.HCM trong lĩnh vực rác thải.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách về đổi mới công nghệ, gia tăng công suất tái chế và đốt rác phát điện không chôn lấp, Công ty cổ phần Vietstar tự nguyện và đang mạnh dạn phát huy kế hoạch cải tiến nhà máy. Nhà máy tích hợp phân loại và tái chế rác thải Vietstar khánh thành.
Trong đó, cải tiến hệ thống phân loại và tái chế không cần chờ phân loại tại nguồn, dùng 100% thiết bị mới để tăng công suất. Hệ thống khép kín không phát tán mùi hôi. Đồng thời, phân hữu cơ và nhựa tái chế được phân phối khắp cả nước.
Trong năm 2021, Vietstar thực hiện thay thế các dây chuyền phân loại rác hiện tại bằng cách lắp đặt mới 5 dây chuyền phân loại rác, mỗi dây chuyền có công suất 1.200 tấn/ngày. Nếu được phép, sẽ tăng công suất xử lý lên 8.000 – 10.000 tấn/ngày vào năm 2023.
Giai đoạn 1 của Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn Vietstar là bước đệm cho giai đoạn 2 để Công ty xây dựng và lắp ráp hệ thống đốt rác phát điện (WTE) với công nghệ hiện đại đang được áp dụng cho hơn 1.500 nhà máy trên toàn thế giới để xử lý rác không tái chế được từ hệ thông phân loại và tái chế của giai đoạn 1.
Hệ thống WTE cũng hoàn toàn khép kín và không phát tán mùi hôi. Dự kiến, sau khi được cơ quan chức năng cấp giấy phép xây dựng, giai đoạn 2 của nhà máy sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Khu vực tiếp nhận và phân loại rác được cho là không cần phân loại rác tại nguồn của Nhà máy.
Mở ra hướng đi mới cho điện rác
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình cho biết, với mức độ đô thị hóa nhanh, hiện nay mỗi ngày đêm TP.HCM thải ra khoảng 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%.
Sức ép phát triển đô thị, rác thải sinh hoạt của người dân tăng cao trong những năm trở lại đây, UBND TP Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm lời giải cho bài toán xử lý rác thải trên địa bàn. Công nghệ đốt rác phát điện được lựa chọn là phương pháp hiệu quả, khả thi nhất trong bối cảnh hiện tại.
Tuy nhiên, việc thực hiện điện rác hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Cuối năm 2019, Công ty cổ phần Vietstar đã khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại TP.HCM. Thế nhưng, hiện nay nhà máy này cũng đang chưa thể triển khai theo đúng tiến độ.
Trước đó, vào tháng 5/2020, tại một cuộc tọa đàm với chủ đề xử lý rác tại Việt Nam, GS.TS Đặng Kim Chi, Hội đồng khoa học công nghệ giáo dục và môi trường (Ủy ban MTTQ Việt Nam) nhận định, dự án điện rác Việt Nam đa số chết yểu do công nghệ chi phí quá cao. Rác không được phân loại tại nguồn gây khó xử lý.
GS.TS Lê Vân Trình - Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) cũng khẳng định: Đa số điện rác tại Việt Nam có công nghệ tốt, các lò không có lỗi, lỗi ở đây là không làm được phân loại rác tại nguồn.
Chính vì thế, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình kỳ vọng, sự kiện khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy tích hợp xử lý và tái chế chất thải rắn là cột mốc quan trọng trong việc hiện đại hóa công nghệ xử lý rác hiện nay, cũng như tận dụng các nguồn rác thải để sản xuất thành nguồn điện năng cung cấp cho xã hội, góp phần hoàn thành sớm các mục tiêu Chương trình đột phá giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn.
Kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, Thanh Hóa đã luôn tích cực và chủ động trong công tác quản lý chất thải từ hoạt động nông nghiệp, y tế, giao thông vận tải và xây dựng.
Việc tổ chức phát triển thị trường carbon, trong đó có nội dung trao đổi tín chỉ carbon rừng cũng như thực hiện cam kết quốc tế về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong những năm qua luôn được tỉnh Thanh Hóa chú trọng thực hiện có hiệu quả.
Về cơ sở sản xuất tinh bột sắn ô nhiễm trên hồ Thác Bà, Chủ tịch UBND huyện Yên Bình - ông Trần Việt Quý cho biết: “UBND huyện Yên Bình đã giao Phó Chủ tịch chỉ đạo các phòng chuyên môn kiểm tra, xử lý”.
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Bãi rác lộ thiên tại xã Gung Ré, huyện Di Linh bốc cháy dữ dội và phát sinh lượng khói lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống của hàng chục hộ dân trên địa bàn.
Ngày 30/3, UBND xã Thành Lợi, Vụ Bản, Nam Định tổ chức ra quân trồng cây năm 2025, thu hút hàng trăm người tham gia với số lượng trên 300 cây được trồng dọc theo tuyến đường bờ sông Hùng Vương.
Tiềm năng du lịch của hồ Thác Bà ngày càng thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Yên Bái, tuy nhiên, việc tồn tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làm ô nhiễm môi trường sẽ khiến cho hồ Thác Bà bị ảnh hưởng.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có nội dung phân loại CTR sinh hoạt trên địa bàn.
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.
Hãng đồ chơi LEGO của Đan Mạch chính thức khánh thành nhà máy trị giá 1,36 tỷ USD đặt tại Bình Dương. Nhà máy này cam kết sản xuất đồ chơi mà không phát thải khí, nhờ hoàn toàn sử dụng năng lượng sạch.
Bloomberg đưa tin giá vàng đã đạt mức kỷ lục mới, vượt 3.200 USD/ounce, khi lo ngại về tác động của thuế quan đối với kinh tế toàn cầu thúc đẩy giới đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn, Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và thu hút chuỗi cung ứng nếu tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh hiện có.
Theo các chuyên gia, VinFast đang lấp đầy khoảng trống của thị trường xe máy điện dành cho học sinh bằng những mẫu xe chất lượng, giá cả hợp lý, trang bị vượt trội so với phân khúc.
Trung Quốc vừa nâng thuế chống bán phá giá với hàng hóa Mỹ lên 125%, làm dấy lên lo ngại về làn sóng trả đũa thương mại trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Không khí lạnh tràn về khiến Bắc Bộ chuyển lạnh từ đêm 12/4, trời rét rõ hơn từ 13/4. Đợt không khí lạnh này cũng kéo theo mưa dông trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp tổ chức phiên họp thứ 44 với nội dung trọng tâm là xem xét và thông qua nghị quyết liên quan đến việc sắp xếp lại cơ cấu đơn vị hành chính.
UBND huyện Kim Thành vừa ban hành văn bản về việc chấm dứt, giải toả đối với hoạt động của các trạm trộn asphalt tại bãi sông trên địa bàn, yêu cầu các trường hợp vi phạm phải giải tỏa và hoàn trả mặt bằng xong trước ngày 20/4/2025.