Chủ nhật, 27/09/2020 16:30 (GMT+7)
Dấu tích của những vụ thiên thạch va vào Trái Đất
Theo dõi KTMT trên
Trên thế giới, nhiều điểm thiên thạch rơi đã trở thành nơi du lịch nổi tiếng, hút khách tham quan.
|
Hố Chicxulub (Yucatan, Mexico): Đây có thể xem là hố thiên thạch nổi tiếng nhất thế giới. Vụ va chạm giữa tiểu hành tinh và Trái Đất tạo nên hố Chicxulub đã giết chết loài khủng long. Theo CNN, nghiên cứu mới nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cho thấy thiên thạch rộng 12 km đã va vào Trái Đất 66 triệu năm trước. (Ảnh: Insider) |
|
Theo ước tính của giới nghiên cứu, 325 tỉ tấn lưu huỳnh đã bị đẩy vào khí quyển sau vụ va chạm. Hiện tại, hố này đã bị chôn vùi dưới bán đảo Yucatan. Trong ảnh, dấu tích còn sót lại của vụ va chạm tiêu diệt toàn bộ loài khủng long. (Ảnh: Getty) |
|
Hố Meteor (Arizona, Mỹ): Hố này còn được biết đến với tên Barringer (đặt theo tên người đầu tiên phát hiện nó là kết quả của va chạm thiên thạch). Hiện tại, hố Meteor thuộc sở hữu của gia đình Barringer. Nó không được xem như một di tích quốc gia. (Ảnh: East Valley Tribune) |
|
Hồ Acraman (Australia): Khoảng 580 triệu năm trước, một thiên thạch đường kính 4,6 km đã va vào Trái Đất vào tạo nên hồ Acraman. (Ảnh: Getty) |
|
Hố Vredefort (Free State, Nam Phi): Đây là hố va chạm lớn nhất trên Trái Đất. Đường kính ước tính khoảng 300 km. Năm 2005, nơi này được UNESCO thêm vào danh sách Di sản Thế giới. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất và tạo ra hố Vredefort có kích thước lớn bậc nhất từ trước tới nay. Họ tính toán nó có đường kính tới 10 km. (Ảnh: Getty) |
|
Hồ Bosumtwi (Ghana): Đây là hồ nước tự nhiên được hình thành khi một thiên thạch đường kính khoảng 2 km rơi xuống Trái Đất. Với người địa phương, hồ nước này còn là thánh địa thiêng liêng. (Ảnh: Getty) |
|
Hố Gosses Bluff (Australia): Giới nghiên cứu nhận định hố này là kết quả do tiểu hành tinh hoặc sao chổi gây ra từ kỷ Phấn Trắng. Ban đầu, miệng hố có đường kính 22 km. Tuy nhiên, nó đã bị xói mòn nhiều qua thời gian. Thổ dân phía tây Arrernte gọi đây là Tnorala. (Ảnh: Wiki) |
Anh Tú