Chủ nhật, 24/11/2024 06:35 (GMT+7)
Thứ tư, 05/10/2022 17:50 (GMT+7)

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10

Theo dõi KTMT trên

TP.Hà Nội sẽ thu hồi 7 ô đất bị HUD bỏ hoang để xây dựng trường công lập; Bỏ khung giá đất sẽ tác động gì đến thị trường bất động sản?; Ngân hàng “nới room” tín dụng, đầu tư khu vực nào để thanh khoản cao?... là tin BĐS nổi bật trong ngày hôm nay.

Hà Nội sẽ thu hồi 7 ô đất bị HUD bỏ hoang để xây dựng trường công lập

Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà vừa ký ban hành Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tại buổi làm việc với lãnh đạo quận Hoàng Mai về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và nhiều vấn đề liên quan.

Trước đó, tại buổi làm việc với thành phố, ngoài việc báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Minh Tâm tiếp tục kiến nghị Hà Nội chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (Tổng Công ty HUD - chủ đầu tư) bàn giao lại 7 ô đất bị bỏ hoang để đầu tư trường học công lập. Quận cũng đề nghị thành phố chỉ đạo các nhà đầu tư sớm triển khai xây dựng trường trên diện tích này.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10 - Ảnh 1
Hà Nội sẽ thu hồi 7 ô đất bị HUD bỏ hoang để xây dựng trường công lập. (Ảnh: Internet)

Báo cáo thêm về tình hình thiếu trường lớp diễn ra trên địa bàn quận,  ông Nguyễn Minh Tâm cho biết, dân số cơ học của quận Hoàng Mai mỗi năm đều tăng mạnh, dẫn đến việc có thêm từ 4.000-5.000 học sinh cần lo chỗ ăn học. Tăng dân số dẫn đến thiếu trường lớp, gây áp lực lên hạ tầng cơ sở. Hiện quận Hoàng Mai còn thiếu 10 trường mầm non, hơn 10 trường tiểu học.

Trước kiến nghị của chính quyền sở tại, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND quận Hoàng Mai khẩn trương làm việc với Tổng Công ty HUD để đôn đốc bàn giao dứt điểm các ô đất xây trường về quận quản lý, đầu tư trong năm 2022; báo cáo UBND TP Hà Nội xem xét, chỉ đạo trước ngày 15/10.

Theo đó, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai đề nghị TP.Hà Nội chỉ đạo Tổng công ty HUD bàn giao cho quận 7 ô đất đã bỏ hoang nhiều năm trên địa bàn để đầu tư trường học công lập.

Bỏ khung giá đất sẽ tác động gì đến thị trường bất động sản?

Chuyên gia Savills cho rằng, việc bãi bỏ khung giá đất sẽ giúp cho sự phát triển của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, tất cả khu đất giải tỏa và cần được đền bù sẽ được định giá phù hợp với giá thị trường, tạo niềm tin hơn cho các nhà đầu tư và người dân.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10 - Ảnh 2
Việc bãi bỏ khung giá đất sẽ giúp cho sự phát triển của thị trường bất động sản.

Cuối tháng 8 vừa qua, UBND TP.HCM vừa ban hành quy định về hệ số điều chỉnh giá đất (K) mới và được đánh giá sát với thực tế thị trường bất động sản hiện nay. Bên cạnh đó, nội dung bỏ khung giá đất cũng được đề xuất trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Chuyên gia Savills nhận định những thay đổi liên quan đến việc điều chỉnh hệ số K sẽ góp phần thúc đẩy vấn đề bồi thường và giải phóng mặt bằng - bài toán nan giải trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Theo Điều 113, Luật Đất đai 2013, khung giá đất là mức giá (cao nhất hoặc thấp nhất) với từng loại đất cụ thể và việc xác định khung giá đất được ban hành định kỳ với kỳ hạn 5 năm. Việc xây dựng khung giá đất nhằm quản lý giá đất trên thị trường, giúp cơ quan quản lý Nhà nước có cơ chế kiểm soát bảng giá đất của các địa phương cũng như xác định các khoản nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, trên thực tế, khung giá đất vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ mục đích đã được đặt ra ban đầu, thậm chí tạo "cơ chế hai giá" gây khó khăn trong công tác quản lý cũng như triển khai các dự án có sử dụng đất. Đặc biệt, một hệ quả phát sinh thường xuyên của khung giá đất là làm kéo dài tiến độ các dự án do ách tắc trong khâu giải phóng mặt bằng.

Do đó Nghị quyết số 18-NQ/TW đã đặt ra nhiệm vụ cụ thể khi dự thảo sửa đổi Luật đất đai năm 2013 về việc xác định lại phương pháp xác định giá đất sao cho phù hợp với cơ chế thị trường tại thời điểm hiện tại.

Từng xảy ra nhiều cơn sốt cục bộ, thị trường bất động sản Khánh Hòa hiện nay ra sao?

Trong quý III/2022, lượng giao dịch đất nền, nhà ở riêng lẻ đã có sự sụt giảm mạnh so với quý trước đó. Chuyên gia cho rằng, muốn bất động sản Khánh Hòa khôi phục trở lại phải đợi đến năm 2023 khi quy hoạch chung được hoàn thiện.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Khánh Hòa, trong quý III/2022, thị trường bất động sản tại địa phương đã có nhiều chuyển biến với tổng giá trị giao dịch khoảng hơn 1.200 tỷ đồng.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10 - Ảnh 3
Trong quý III/2022, lượng giao dịch đất nền, nhà ở riêng lẻ đã có sự sụt giảm mạnh so với quý trước đó.

Cụ thể, trong quý III/2022, toàn tỉnh có 5.541 lô đất nền, 627 căn nhà ở riêng lẻ và 221 căn chung cư giao dịch thành công qua công chứng. Trước đó, trong quý II/2022, địa phương này ghi nhận 7.742 lô đất nền, 168 căn chung cư và 760 căn nhà ở riêng lẻ được giao dịch thành công qua công chứng. Như vậy, so với quý II/2022 lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ và đất nền đã có sự sụt giảm trong thời gian gần đây, nhưng lượng giao dịch chung cư lại tăng.

Tuy nhiên, nếu so với quý đầu năm, lượng giao dịch bất động sản trong quý III/2022 ở tỉnh này vẫn tăng đều ở cả 3 phân khúc. Cụ thể, trong quý I/2022, Khánh Hòa có 2.122 lô đất nền, 133 căn chung cư và 368 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thông qua công chứng.

Về nguồn cung, trong quý này, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có duy nhất 1 dự án nhà ở thương mại với quy mô 236 căn chung cư được cấp phép mới và 10 dự án nhà ở thương mại đang triển khai với quy mô 4.796 căn nhà ở riêng lẻ. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng đang triển khai ba dự án nhà ở thu nhập thấp khu đô thị và 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng.

Ngân hàng “nới room” tín dụng, đầu tư khu vực nào để thanh khoản cao?

Có thể thấy, nửa đầu năm 2022, việc siết tín dụng BĐS đã gây ảnh hưởng trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của cả người mua, doanh nghiệp và chủ đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng giao dịch trên thị trường thời gian qua.

Chính vì vậy, quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nới hạn mức tín dụng năm 2022 lên mức 14% được xem là động thái bẻ khóa tiền tệ tích cực, giúp trực tiếp bơm nguồn tiền vào nền kinh tế hậu Covid-19, từ đó tiếp sức cho các lĩnh vực và ngành nghề bao gồm dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và BĐS.

Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10 - Ảnh 4
BĐS Bình Dương có dư địa tăng giá rất cao khi là "thủ phủ công nghiệp" của cả nước.

"Nới room" tín dụng là tín hiệu khả quan đối với thị trường BĐS, hỗ trợ cả nguồn cầu và nguồn cung. Cụ thể, việc "nới room" tín dụng sẽ giúp nhiều người có thể vay được tiền từ ngân hàng, khách hàng sẽ mạnh dạn hơn khi quyết định "xuống tiền" đầu tư vào BĐS. Tuy nhiên, để tối ưu hóa nguồn vốn, nhà đầu tư cần phải xác định đúng khu vực tiềm năng để tạo tính thanh khoản và giảm thiểu rủi ro.

Theo nhiều chuyên gia nhận định, giá BĐS thời gian qua không ngừng tăng nhanh, quỹ đất ngày càng thu hẹp, khu vực nội thành và ngoại thành TP.HCM không còn nhiều dự án giá mềm để lựa chọn. Cho nên, nhiều nhà đầu tư đã nhanh nhạy chuyển hướng "săn đón" những BĐS vùng ven giá cả phải chăng, dư địa tăng giá còn lớn với tiềm năng bứt tốc mạnh trong thời gian tới như Bình Dương, đặc biệt là khu vực Tân Uyên.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Điểm tin bất động sản nổi bật trong ngày 5/10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ có hơn 30.000 căn hộ mới trong năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì).

Tin mới