Để góp phần thúc đẩy điện mặt trời mái nhà theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang công khai mọi quy trình, thủ tục, hiện trạng lưới điện,… trên các phương tiện thông tin của ngành và tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà trong quá trình đăng ký điểm đấu, thực hiện thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện.
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) vừa công bố báo cáo nghiên cứu “Phân tích chi phí và lợi ích của các kịch bản nguồn điện từ góc nhìn của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)” nhằm đóng góp vào việc xây dựng Quy hoạch điện 8. Quy hoạch hiện đang được Bộ Công Thương chủ trì xây dựng, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào quý IV năm 2020.
Dự án nhà máy điện mặt trời công suất 800 megawatts này là một phần trong những nỗ lực nhằm tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện của Qatar lên mức 20% vào năm 2030.
Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu khí hậu độc lập Ember ngày 13/8, các tuabin gió và các tấm pin mặt trời đã sản xuất ra mức kỷ lục hơn 10% điện năng trên thế giới trong nửa đầu năm 2020 khi điện than suy giảm, nhưng cần phải thay đổi mạnh hơn để đạt được các mục tiêu đặt ra trong thỏa thuận khí hậu Paris 2015.
Do các hướng dẫn để xác định là dự án điện mặt trời mái nhà chưa rõ ràng, các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện.
Tính đến nay, Tổng công ty Điện lực miền Trung đã phát triển được 8.732 dự án điện Mặt Trời mái nhà với tổng công suất đấu nối vào lưới điện đạt 295,7 MWp.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty Cổ phần Năng lượng Long Sơn thuê hơn 192ha đất tại xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa để xây dựng nhà máy điện mặt trời Long Sơn có tổng mức đầu tư 3.400 tỉ đồng.
Chỉ trong một vài tháng trở lại đây, hàng loạt dự án điện Mặt Trời công suất lớn đã được khánh thành, đi vào hoạt động, cho thấy sức phát triển mạnh mẽ của ngành năng lượng tái tạo này tại Việt Nam hiện nay.
Thông tư gồm 10 Điều, quy định phát triển các dự án điện Mặt Trời nối lưới: về giá mua điện; nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở và các nội dung khác; diện tích sử dụng đất, mặt nước có thời hạn của dự án.
EVN vừa có Văn bản đề nghị Bộ Công Thương và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo hướng dẫn xử lý vướng mắc về việc phân biệt giữa hệ thống điện Mặt Trời mái nhà và điện Mặt Trời mặt đất nối lưới.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chủ trương nhất quán của nhà nước ta trong thời gian qua cũng như trong tương lai là phát triển nhanh nhưng phải bền vững, hay nói một cách khác phát triển nhưng phải bảo vệ môi trường.
Điện Mặt Trời mái nhà đang là một giải pháp được nhiều hộ dân và doanh nghiệp lựa chọn do thời gian lắp đặt nhanh và có thể bán điện lên lưới cho ngành điện để giảm chi phí.
Được coi là nguồn năng lượng của tương lai, Chính phủ đang kỳ vọng tận dụng hiệu quả tiềm năng vô tận từ các nguồn năng lượng tái tạo để phát triển điện năng, trong khi các nguồn cung khác đang dần cạn kiệt. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều giải pháp để mở “nút thắt” cho dạng năng lượng này.
Với sự hấp dẫn của cơ chế giá, đến nay, việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời không chỉ giúp cho nhà đầu tư tiết giảm tiền điện, mà còn có thêm tiền do bán điện dư phát trên lưới. Đây là động lực chính thúc đẩy điện mặt trời (ĐMT) phát triển mạnh ở miền Nam trong thời gian gần đây.
Sáng 8/6, Trường THCS Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) tổ chức khởi động chương trình “Trường học công dân xanh” và tiếp nhận công trình điện mặt trời mái nhà.