Chiến dịch truyền thông giảm cầu tiêu thụ thịt động vật hoang dã, với thông điệp “Thịt rừng kề miệng, nguy cơ chực chờ” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các nguy cơ liên quan tới nạn tiêu thụ thịt động vật hoang dã.
Chiều 10/11, Vườn Quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) phối hợp với Vườn Quốc gia Pù Mát (tỉnh Nghệ An) thả 13 cá thể động vật hoang dã nguy cấp về với môi trường tự nhiên.
Trận hạn hán tồi tệ nhất của Kenya trong 4 thập kỷ đã làm chết gần 2% số ngựa vằn quý hiếm nhất thế giới trong vòng 3 tháng, và làm chết số voi gấp 25 lần bình thường trong cùng thời kỳ.
Để giảm thiểu nguy cơ các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật và lây truyền sang người, Tổ chức Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) vừa ra mắt “Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi tiêu thụ thịt thú rừng của người tiêu dùng thành thị”.
Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có đầy đủ pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã. Trong đó, ưu tiên công tác bảo tồn đa dạng sinh học, ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam trong 5 năm tới.
Việc ban hành danh mục các loài động vật gây nuôi động vật hoang dã được phép nuôi vì mục đích thương mại được kỳ vọng là giải pháp bước đầu để ngăn chặn những lỗ hổng về mặt pháp luật hiện nay.
Tổ chức Động vật châu Á vừa cứu hộ toàn bộ 7 cá thể gấu ngựa từ gia đình tại Xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Đây được coi là lần cứu hộ lớn nhất từ trước tới nay tại địa bàn Thủ đô.
Hà Nội đang bị tụt lại phía sau và trở thành điểm nóng nhất về nuôi nhốt gấu tại Việt Nam, với 149 cá thể gấu vẫn đang bị nuôi nhốt tại 27 cơ sở, chiếm hơn 51% tổng số gấu bị nuôi nhốt trên cả nước tính đến hết tháng 4/2022.
Chiến dịch “#NoBearLeftBehind – Không một cá thể gấu nào bị bỏ lại phía sau” được khởi động nhằm mục tiêu cứu hộ toàn bộ các cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trên khắp Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn nạn nuôi nhốt gấu lấy mật.
Theo Giám đốc Ban Quản lý VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, dự kiến vào 8 giờ sáng mai (22/3), 7 cá thể hổ sẽ được đưa lên xe và dự kiến vận chuyển về Quảng Bình. Kế hoạch trước mắt, 7 cá thể hổ sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt tại các ô chuồng.
Biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học là một trong những thách thức môi trường lớn hiện nay. Vì vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học của ASEAN, cần xây dựng chiến lược bảo vệ các hệ sinh thái đóng vai trò là nơi cư trú của động vật hoang dã.
Tờ Guardian (Anh) vừa tổng hợp những bức ảnh đẹp nhất về động vật hoang dã của tuần này, bao gồm tê tê được giải cứu, một con cua đang kiếm ăn và một con nhện bạc.
Thời gian tới, cần thay đổi nhận thức về đấu tranh trong hoạt động bảo vệ động vật hoang dã và xử lý nghiêm tội phạm về động vật hoang dã nhằm phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học.
Thời gian gần đây, công cuộc bảo vệ động vật hoang dã đã có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng mỗi ngày vẫn có hàng ngàn cá thể động vật hoang dã biến mất và con người là thủ phạm chính, đẩy các loài đến nguy cơ tuyệt chủng.
Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can ở Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc về tội danh buôn bán vảy tê tê. Qua những lời đồn thổi về tác dụng thần kì của vảy tê tê, nhóm đối tượng đã kiếm lớn lời từ loài động vật hoang dã này.
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho biết, ở Bắc bán cầu, mùa xuân thường đến vào khoảng cuối tháng 3 nhưng nó có thể đến sớm hơn 10 ngày vào năm 2100. Nếu mùa xuân bắt đầu sớm hơn, nó có thể tác động xấu tới toàn bộ hệ sinh thái.
Công an tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các phòng nghiệp vụ có liên quan, công an các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát và kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về ĐVHD.