Sự phát triển nhanh chóng trong thời gian ngắn của điện mặt trời trên khắp toàn cầu đã đặt ra bài toán về việc xử lý số lượng lớn các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi hết vòng đời.
Nhờ chủ trương khuyến khích phát triển điện mặt trời, chỉ trong 1 năm, nguồn phụ tải điện của Gia Lai tăng hơn 600 MWP. Tuy nhiên, có không ít cá nhân, doanh nghiệp đã "vẽ" ra những dự án trang trại giả, kho xưởng giả nhằm sản xuất điện mặt trời.
"Thời gian qua EVN đã xây dựng nhiều công trình, dự án truyền tải, nhiều dự án của tư nhân…, nên cơ bản đến nay quá tải do năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo theo đó đã được giải quyết”, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết.
Theo GS.TS Đặng Đình Đào, việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên phải đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu, không để diễn ra tình trạng chuyển nhượng để dự án kéo dài không triển khai.
Trước tình trạng "trang trại điện mặt trời" phát triển rầm rộ tại Thừa Thiên Huế, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh này đã yêu cầu các sở cùng các huyện, thị xã và TP.Huế tăng cường quản lý hệ thống điện mặt trời mái nhà trong trang trại trên địa bàn tỉnh.
Công trình được lắp đặt trên hệ thống nhà kho của Công ty Cổ phần Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn trên tổng diện tích hơn 7.500 m2, do Công ty CME làm chủ đầu tư.
Nhiều người bày tỏ sự hoài nghi khi các dự án trang trại kết hợp với điện áp mái chưa chuyển đổi xong mục đích sử dụng đất, chưa thực hiện trồng trọt, chăn nuôi đã nhanh chóng sản xuất điện và đấu nối lưới điện.
Cơ chế mua bán điện theo giá cố định trong 20 năm (giá FIT) hết hiệu lực vào 31/12/2020 nhưng chưa có mức giá thay thế khiến các nhà đầu tư có tâm lý e ngại. Áp dụng giá FIT, nhiều dự án báo lãi lớn trong năm 2020.
Năng lượng mặt trời được xem là sạch hơn và là giải pháp thay thế cho nhiên liệu hóa thạch. Thế nhưng số lượng pin năng lượng mặt trời thải ra sẽ gây hại cho môi trường do chúng thường chứa chì, cadmium và các chất độc hại.
Thời gian gần đây, làn sóng đầu tư điện mặt trời (ÐMT) đang nở rộ tại nhiều địa phương. Điều đáng nói là nhiều dự án ÐMT được xây dựng ngay trên đất có rừng tự nhiên, ít thì 5-7 ha, nhiều thì có những dự án lên tới hơn 20 ha rừng.
Việc hoàn thành và đưa vào sử dụng Trạm biến áp 500 kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450 MW góp phần hiện thực hóa Nghị quyết 115 của Chính phủ đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của quốc gia.
Sử dụng điện mặt trời (ĐMT) mái nhà không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, cơn sốt năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực khi nhiều nhà đầu tư lợi dụng ĐMT áp mái để trục lợi.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty Cổ phần Năng lượng Long Sơn thuê hơn 192ha đất tại xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa để xây dựng nhà máy điện mặt trời Long Sơn có tổng mức đầu tư 3.400 tỉ đồng.
Với nhiều chính sách ưu đãi và tạo mọi thuận lợi cho nhà đầu tư của Chính phủ, Việt Nam đang được xem là thị trường trọng tâm thu hút các doanh nghiệp lớn trong ngành năng lượng mặt trời trên khắp thế giới đầu tư.
Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc giải tỏa công suất các dự án điện mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận, Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đề xuất lắp đặt tạm 2 trạm biến áp 220kV Vĩnh Tân và Phước Thái dự kiến hoàn thành trong quý 2/2020.
Đây là Dự án Nhà máy điện mặt trời nổi đầu tiên tại Việt Nam nhằm giảm sự phụ thuộc vào điện than và dầu diesel, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.