Chủ nhật, 24/11/2024 06:59 (GMT+7)
Thứ tư, 14/07/2021 13:55 (GMT+7)

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1)

Theo dõi KTMT trên

Sự phát triển chóng mặt của ngành công nghệ dẫn đến hiện tượng rác thải điện tử có tốc độ tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác thải khác. “Cơn sóng thần về rác thải điện tử” đang hiện hữu.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 1
[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 2

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị điện tử được sản xuất ngày càng nhiều, phục vụ đắc lực cho nhu cầu thiết yếu của con người. Với khối lượng sản xuất và xử lý ngày càng lớn các thiết bị điện tử, thế giới đang phải đối mặt với “cơn sóng thần về rác thải điện tử”.

Theo đánh giá của các chuyên gia Liên Hợp Quốc, rác thải điện tử là loại rác thải phát sinh nhanh nhất, do tốc độ tiêu thụ sản phẩm điện tử cao hơn những sản phẩm khác song vòng đời sử dụng lại ngắn hơn.

Báo cáo “Giám sát rác thải điện tử toàn cầu năm 2020” mới được Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, trong năm 2019, trên toàn thế giới có tổng cộng 53,6 triệu tấn rác thải điện tử, tăng 21% so với 5 năm trước đây. Trong đó, châu Á là nơi tạo ra nhiều nhất (khoảng 24,9 triệu tấn), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (13,1 triệu tấn) và châu Âu (12 triệu tấn). Châu Phi và châu Đại Dương tạo ra lần lượt là 2,9 và 0,7 triệu tấn.

Các quốc gia đứng đầu về lượng rác thải điện tử là Trung Quốc 10,1 triệu tấn, Mỹ 6,9 triệu tấn, Ấn Độ 3,2 triệu tấn. Tổng cộng 3 nước này chiếm gần 38% lượng rác thải điện tử trên toàn cầu năm 2019.

Báo cáo cho biết, tính theo bình quân đầu người, trên toàn thế giới lượng rác thải điện tử bị loại bỏ năm 2019 trung bình là 7,3 kg/người (kể cả trẻ em). Châu Âu đứng đầu danh sách với 16,2 kg/người. Châu Đại Dương đứng thứ hai với 16,1 kg, tiếp theo là châu Mỹ 13,3 kg. Châu Á và châu Phi thấp hơn nhiều: lần lượt là 5,6 và 2,5 kg.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 3

Với tốc độ tăng như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu sẽ thải ra khoảng 74 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm sau năm 2030. Điều này khiến rác thải điện tử trở thành dòng rác thải sinh hoạt phát triển nhanh nhất thế giới, được thúc đẩy chủ yếu do tỉ lệ tiêu thụ thiết bị điện và điện tử ngày một cao, trong khi vòng đời các thiết bị ngày một ngắn. Bên cạnh đó, rác điện tử còn là mối đe dọa hàng đầu cho môi trường và sức khỏe con người, bởi chúng chứa những hóa chất độc hại như thủy ngân. Ước tính, mỗi năm có 50 tấn thủy ngân đi theo các thiết bị như màn hình, bóng đèn tiết kiệm năng lượng… ra bãi rác.

Ngoài ra, 98 triệu tấn CO2 cũng bị thải vào khí quyển từ những tủ lạnh và máy lạnh bỏ đi hồi năm ngoái, chiếm xấp xỉ 0,3% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu. Từ đó, một lượng lớn chất thải công nghệ phát sinh, gây ra áp lực nặng nề tới môi trường. Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Liên minh Chất thải Điện tử Liên Hợp Quốc cho thấy, chất thải điện tử chiếm 2% lượng chất thải rắn, nhưng đóng góp tới 70% chất thải nguy hại được xử lý bằng cách chôn lấp.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 4

Trước những con số đáng báo động mà Liên Hợp Quốc đưa ra về chất thải điện tử, Hiệp hội Chất thải rắn Quốc tế (ISWA) cho biết, số lượng chất thải điện tử đang tăng nhanh hơn 3 lần so với dân số thế giới và nhanh hơn 13% so với GDP của thế giới trong 5 năm qua. Chính sự gia tăng mạnh mẽ này tạo ra những áp lực lớn về môi trường và sức khỏe, đồng thời cho thấy sự cấp thiết phải kết hợp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền kinh tế tuần hoàn.

Vì vậy, mô hình kinh tế tuần hoàn được xem là cách tiếp cận tối ưu để giải quyết vấn nạn rác thải điện tử. Kinh tế tuần hoàn đối với ngành điện tử, dù gặp rất nhiều rào cản nhưng đang mở ra cơ hội mới trị giá gần 60 tỉ USD, chủ yếu tính theo lượng giá trị của kim loại sắt, đồng và vàng có thể thu giữ được từ rác thải điện tử. Vì vậy, cần có các giải pháp hiệu quả để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế này. Bởi việc thu gom và tái chế rác thải điện tử một cách thích hợp là chìa khóa để bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải gây hại cho khí hậu.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 5

Bà Cythia Indirani - Trung tâm vùng Đông Nam Á về Công ước Basel (BCRA-BASEL) - cho biết: “Rác thải điện tử” hay “thiết bị điện - điện tử thải” là các sản phẩm dân dụng và công nghiệp không đáp ứng được mục đích sử dụng thiết kế, các sản phẩm đã đến điểm cuối của vòng đời sử dụng có hàm chứa chất độc nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, rác thải điện tử là “Bất kì thiết bị gia dụng nào tiêu thụ điện và đã đạt đến vòng đời cuối cùng của nó”. 

Rác thải điện tử bao gồm hầu hết các sản phẩm bị vứt bỏ chứa pin và phích cắm. Các thiết bị điện tử nhỏ, như lò nướng bánh, máy cạo râu điện và đồ chơi, chiếm 32% rác thải điện tử của năm 2019. Lượng rác thải điện tử nhiều thứ hai, chiếm 24% là các thiết bị lớn như thiết bị nhà bếp và máy photocopy.
Các tấm pin mặt trời bị loại bỏ chưa phải là lượng rác lớn hiện nay nhưng có thể là vấn đề khi công nghệ này trở nên lỗi thời. Màn hình điện tử chiếm khoảng 13% (gần 7 triệu tấn) rác thải điện tử vào năm 2019. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông nhỏ như điện thoại vào khoảng 10% (5 triệu tấn rác).

Ước tính, mỗi năm có 50 tấn thủy ngân đi theo các thiết bị như màn hình, bóng đèn tiết kiệm năng lượng…ra bãi rác.

98 triệu tấn CO2 cũng bị thải vào khí quyển từ những tủ lạnh và máy lạnh bỏ đi, chiếm xấp xỉ 0,3% lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Liên minh Chất thải Điện tử Liên Hợp Quốc cho thấy, rác thải điện tử chiếm 2% lượng chất thải rắn, nhưng đóng góp tới 70% chất thải nguy hại được xử lý bằng cách chôn lấp.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 6

Tại Việt Nam, việc xử lý rác điện tử hiện còn bất cập và chưa có được sự quan tâm đúng đắn của cả cơ quan quản lý lẫn cộng đồng xã hội.

Thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc cho thấy trung bình mỗi người Việt Nam thải khoảng 1,3 kg chất thải điện tử/năm. Theo báo cáo của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), lượng rác thải điện tử ở Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 100.000 tấn, chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình (đồ gia dụng điện tử), văn phòng (máy tính, máy  photocopy,...), các bộ sản phẩm điện tử lỗi và các thiết bị thải được nhập khẩu lậu (dạng second-hand). Đến năm 2025, riêng lượng rác thải là tivi có thể lên tới 250.000 tấn.

Theo Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2010 nước ta có gần 4 triệu thiết bị điện và điện tử gia dụng bị thải, ước tính khoảng 113.000 tấn. Lượng chất thải điện tử ở Việt Nam chủ yếu phát sinh từ hộ gia đình (đồ gia dụng điện tử), văn phòng (máy tính, máy photocopy, máy fax...), các bộ sản phẩm điện tử lỗi và các thiết bị thải được nhập khẩu lậu (dạng second-hand). Ước tính đến năm 2025, riêng lượng rác thải là tivi có thể lên tới 250.000 tấn.

[eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1) - Ảnh 7

Năm 2019, con người đã tạo ra một lượng rác thải điện tử đáng kinh ngạc, lên đến 53,6 triệu tấn, tăng 21% so với năm 2014. - Theo Global E-Waste Monitor 2020, báo cáo của Liên Hợp Quốc, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Hiệp hội Chất thải rắn Quốc tế(ISWA). 53,6 triệu tấn rác thải điện tử tương đương trọng lượng của 350 tàu du lịch Queen Mary 2. Trong số này, chỉ có 17,4% được thu gom và tái chế.

Thực hiện: Thùy Linh – Lan Anh

Thiết kế: Hoàng Việt

Bạn đang đọc bài viết [eMagazine] Hiểm họa 'cơn sóng thần' rác thải điện tử (Kỳ 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới