Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến nay các hồ thủy điện của EVN đã xả 5,14 tỉ m3 nước, tiết kiệm 0,7 tỉ m3 nước so với kế hoạch ban đầu.
Việc phát triển rất nhanh các dự án năng lượng tái tạo trong khi nhu cầu dùng điện xuống thấp đã dấy lên mối lo thừa điện, dẫn tới phải cắt giảm huy động nhiều nhà máy.
Đến thời điểm này tình hình cung cấp than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho các nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cơ bản đạt khối lượng theo các hợp đồng đã ký, qua đó góp phần bảo đảm huy động ở mức cao các nhà máy nhiệt điện than nhằm cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia.
Tháng 8/2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN ) đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ Công thương xây dựng. Theo các chuyên gia, quy hoạch này cần phải tính tới những kịch bản trong tương lai mà Việt Nam phải đối mặt, tiêu biểu là nguồn cung ngày càng khan hiếm.
Giai đoạn 2016-2020 có 10 dự án nguồn điện lớn dự kiến đưa vào vận hành theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, nhưng bị chậm tiến độ sau năm 2020 với tổng công suất gần 7.000 MW.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết dự kiến, sản lượng điện thương phẩm cả năm 2020 dự báo ở mức khoảng 214,3 tỉ kWh, tăng 2,16% so với năm 2019.
Với sự nỗ lực của EVN và các đơn vị cùng sự ủng hộ, hỗ trợ của các Bộ ngành, địa phương, đến nay hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án điện mặt trời, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700 MW.
Sử dụng điện mặt trời (ĐMT) mái nhà không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, cơn sốt năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực khi nhiều nhà đầu tư lợi dụng ĐMT áp mái để trục lợi.
Tính đến ngày 23/8, cả nước đã có trên 45.490 dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ký hợp đồng mua bán và đấu nối vào lưới điện. EVN đã yêu cầu các Tổng Công ty Điện lực trực thuộc công khai thông tin lưới điện trung, hạ áp ở khu vực bị quá tải, không đủ khả năng tiếp nhận công suất để các chủ đầu tư nắm bắt và đầu tư dự án phù hợp, hiệu quả.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện mặt trời. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tái tạo để phục vụ cho đời sống của nước ta còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Do vậy, cần có các cơ chế và chính sách dài hơi để phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo.
Để góp phần thúc đẩy điện mặt trời mái nhà theo chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hiện nay, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang công khai mọi quy trình, thủ tục, hiện trạng lưới điện,… trên các phương tiện thông tin của ngành và tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư điện mặt trời mái nhà trong quá trình đăng ký điểm đấu, thực hiện thỏa thuận đấu nối, ký hợp đồng mua bán điện.
Điện mặt trời (ĐMT) mái nhà đang nở rộ và là chủ trương được EVN khuyến khích. Thế nhưng, quy định thế nào là “áp mái” lại chưa rõ ràng, trong khi các nhà đầu tư dùng nhiều hình thức “núp bóng” ĐMT mái nhà dễ dẫn đến nảy sinh, vướng mắc sau này.
Do các hướng dẫn để xác định là dự án điện mặt trời mái nhà chưa rõ ràng, các Tổng công ty Điện lực, Công ty Điện lực rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện.