F0 đã khỏi bệnh sẽ xuất hiện kháng thể, kháng lại virus SARS-CoV-2. Chính vì thế, để thực hiện trạng thái "bình thường mới" cần xác định những người F0 đã khỏi bệnh là lực lượng chủ lực.
F0 đã khỏi bệnh là an toàn nhất
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), những trường hợp F0 đã khỏi bệnh chính là những người an toàn nhất trong cộng đồng hiện nay, bởi họ có lượng kháng thể cao nhất chứ không phải là người tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19.
Ông Khanh cho biết, trong cơ thể của F0 đã khỏi bệnh sẽ sản sinh ra kháng thể, kháng lại virus SARS-CoV-2. Lượng kháng thể trong người F0 đã khỏi bệnh không phụ thuộc vào triệu chứng, thời gian điều trị bệnh. Bởi mỗi người đều có một thể trạng riêng, người khỏe thì tạo ra kháng thể tốt, nhanh khỏi bệnh, ít triệu chứng.
"Không có chuyện những F0 khỏi bệnh bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2. Các tình huống tái dương tính trước đây đã được phân tích rõ rồi, chỉ là tống xác virus, mà xác thôi thì không lây, không gây bệnh lại", BS Trương Hữu Khanh cho hay.
Một số trường hợp F0 đã điều trị khỏi cho kết quả xét nghiệm "tái dương tính" trước đây đã được phân tích rõ là do tống xác virus, mà xác thôi thì không lây, không gây bệnh lại.
Trong khi đó, người dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 chỉ hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, hay nói cách khác vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hồi đầu tháng 9/2021, ông Nguyễn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cũng cho biết, với các bệnh truyền nhiễm, sau khi bị mắc bệnh và hồi phục, cơ thể luôn có kháng thể. Một số bệnh có miễn dịch suốt đời.
Sau 2 năm dịch Covid-19 lây lan, hầu hết y văn, công trình nghiên cứu, giám sát đều cho thấy người đã mắc bệnh có kháng thể bảo vệ và không bị nhiễm lại SAR-CoV-2 trong ít nhất 6 tháng.
Thậm chí, một số công trình nghiên cứu cho biết, người bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh có khả năng bảo vệ còn cao hơn người tiêm 2 mũi vaccine nhưng chưa bị bệnh. Người tiêm đủ 2 liều vaccine vẫn có tỉ lệ nhỏ nhiễm bệnh, còn tỉ lệ tái nhiễm với người từng mắc Covid-19 còn thấp hơn nữa.
Theo thống kê của Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid-19, tính đến cuối giờ chiều ngày 23/9/2021, Việt Nam có 487.262 người nhiễm virus SARS-CoV-2 được điều trị khỏi. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong công tác phòng, chống dịch và là đối tượng chiến lượng để các tỉnh thành đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cũng đã từng viết thư ngỏ, kêu gọi những người F0 đã khỏi bệnh tham gia cùng nhân viên y tế trên địa bàn phòng, chống dịch.
“Chúng tôi rất hiểu các bạn vẫn cần thời gian để dưỡng sức sau cơn bạo bệnh đáng sợ, tuy nhiên chúng tôi rất cần sự chung tay đóng góp của các bạn trong giai đoạn quyết định này. Với niềm hy vọng, niềm tin vào sự khống chế thành công dịch bệnh, đội ngũ nhân viên y tế chúng tôi thiết tha mong đợi sự tham gia của các bạn vào công tác phòng chống dịch của Thành phố”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn bày tỏ.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị cho F0 khỏi bệnh được đi làm lại
Trước ý kiến của nhiều chuyên gia y tế đưa ra, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị cho F0 đã khỏi bệnh được đi làm trở lại đi duy trì sản xuất trong điều kiện khó khăn do đại dịch gây ra.
Ngày 8/9, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An đã báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh về kiến nghị của doanh nghiệp cho các F0 này đi làm trở lại. Hiện phía Long An chưa có trả lời chính thức về kiến nghị này.
Nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Trà Vinh cũng nêu ý kiến, mong muốn chính quyền địa phương cho phép công nhân là F0 đã điều trị khỏi bệnh được đi làm trong trạng thái "bình thường mới".
"Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, đứng trước nguy cơ phá sản. Hàng trăm công nhân trong công ty không được đi làm, nguồn thu nhập giảm sút.
Nay nhiều công nhân đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, cũng có những công nhân là F0 điều trị khỏi bệnh mong muốn được đi làm lại nhằm ổn định cuộc sống... Nhưng hiện nay tỉnh vẫn đang chưa rõ ràng về việc này", một chủ doanh nghiệp ở tỉnh Trà Vinh chia sẻ.
Hiện chưa có địa phương nào áp dụng hình thức này, trong khi dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây được cho là quyết định "táo bạo" nhưng dựa trên bằng chứng khoa học khi F0 khỏi bệnh là người xuất hiện kháng thể với virus SARS-CoV-2.
Nhìn lại công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, kinh nghiệm từ những địa phương như Quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ của TP.HCM kiểm soát được đại dịch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, ngoài chấp hành tốt các quy định mà cấp trên đề ra thì các địa phương này đều có những quyết định "đi trước đón đầu" và đạt được hiệu quả tốt.
Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.
Tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng tại Hội nghị G20, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu ba đề xuất để giảm phát thải ròng.
Các phòng trào thi đua yêu nước gắn với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, mục phát triển kinh tế - xã hội do MTTQ Việt Nam huyện Quốc Oai phát động đã đạt được hiệu quả cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Tối 17/11, theo giờ địa phương, ngay sau khi tới thành phố Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại nước này.
Huyện Ân Thi (Hưng Yên) vừa tổ chức hội nghị công bố về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 theo Nghị quyết số 1248 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng lập Ban chỉ đạo tổng kết nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do Thủ tướng làm trưởng ban.
Tại COP 29, các nước giàu cam kết cung cấp 300 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo đến năm 2035 để đối phó với những tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Chiều ngày 23/11/2024, Hội sinh viên Khóa K26 Trường Đại học Luật Hà Nội kết hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 4 mái ấm cho bà con chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
UBND TP Hà Nội vừa thông qua quyết định đầu tư 460 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hơn 30 km đê tả Bùi và đê hữu Đáy tại huyện Chương Mỹ, nơi thường xuyên ngập lụt
Phó Tổng giám đốc FGF Nguyễn Đức Minh tin tưởng sự xuất hiện của FGF sẽ tạo ra bước ngoặt đột phá, giúp người tiêu dùng Việt có cơ hội sở hữu xe linh hoạt.
Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử vào đầu tháng 12/2024. Đây là dự án có quy mô lớn, kỳ vọng sẽ làm hồi sinh các dòng sông chết tại Hà Nội.
Sáng 22/11, Cụm thi đua Liên đoàn Lao động 5 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng tổ chức tổng kết phong trào thi đua năm 2024; ký kết giao ước thi đua năm 2025.
Rạng sáng ngày 23/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần chuyển đổi sang nền sản xuất sạch hơn để vừa đáp ứng các cam kết về khí hậu, vừa duy trì được năng lực cạnh tranh toàn cầu.
(Chinhphu.vn) - Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy sự cần thiết phải ban hành chính sách xanh, tích hợp các mục tiêu môi trường trong hoạch định chính sách kinh tế.