Chủ nhật, 24/11/2024 11:10 (GMT+7)
Thứ hai, 06/12/2021 19:00 (GMT+7)

Hà Nội: Nghiên cứu dừng hoạt động xe máy tại các quận sau năm 2030

Theo dõi KTMT trên

Nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, Hà Nội đang nghiên cứu theo hướng sau năm 2025 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 3 trở vào trung tâm TP, và sau năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.

UBND TP.Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 04 ngày 4/7/2017 của HĐND thành phố về việc thông qua đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn 2030.

Liên quan tới đề án trên, Sở Giao thông vận tải thành phố đã giao đơn vị liên quan nghiên cứu theo hướng sau năm 2025 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 3 và đường Trường Sa, Hoàng Sa, quốc lộ 5 trở vào trung tâm thành phố; sau năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 4 đối với khu vực nam sông Hồng và vành đai 3 đối với khu vực bắc sông Hồng.

Theo UBND thành phố, đến nay đã giải quyết 63 điểm ùn tắc giao thông, bình quân giải quyết 12 điểm/năm. Năm 2021 còn 31 điểm (đã xử lý 6 điểm, phát sinh 7 điểm). Các điểm ùn tắc giao thông phát sinh thêm chủ yếu tập trung ở các công trình đang thi công, sẽ được xử lý triệt để khi công trình hoàn thành.

Hà Nội: Nghiên cứu dừng hoạt động xe máy tại các quận sau năm 2030 - Ảnh 1
Thành phố sẽ nghiên cứu phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận. (Ảnh: Vietnam+)

Bên cạnh đó, thành phố cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Các tuyến vành đai 1-2-3 được đầu tư chưa hoàn chỉnh. Vành đai 4, vành đai 5 chưa được đầu tư. Các tuyến đường sắt đô thị đều chậm tiến độ, theo như dự kiến. Tỉ lệ vận tải hành khách công cộng chưa đạt theo yêu cầu đề ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Theo đó, những năm tới thành phố tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục để phê duyệt đề án về phân vùng hạn chế hoạt động xe máy và tiến tới dừng hoạt động loại phương tiện này trên địa bàn các quận.

Theo UBND TP.Hà Nội, với tổng lượt xe buýt 140 tuyến tương đương 18.888 lượt xe, năng lực cung ứng của xe buýt hiện nay chỉ 31% (chưa tính đến năng lực vận chuyển của đường sắt đô thị tuyến 2A Cát Linh - Hà Đông).

Mặt khác, tình trạng ùn tắc giao thông vẫn diễn biến phức tạp đặc biệt vào giờ cao điểm và các dịp lễ, tết tập trung đông người. Chưa có lộ trình di dời các cơ quan Trung ương trong nội thành.

Bàn về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ tập trung chỉ đạo, xác định công trình trọng điểm, ưu tiên những danh mục dự án phục vụ kết nối giao thông giải quyết ùn tắc giao thông, các dự án phát triển vận tải hành khách công cộng góp phần giảm phương tiện cá nhân.

Thành phố sẽ mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Đảm bảo tỉ lệ đảm nhiệm vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35%; mở mới 50 tuyến buýt giai đoạn 2021-2025.

Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông vận tải nhằm hiện đại hóa, tiến tới công khai minh bạch trong công tác quản lý Nhà nước về giao thông vận tải. Phát huy tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đảm bảo trật tự an toàn giao thông góp phần hạn chế ùn tắc và tai nạn giao thông.

Ngoài ra, trong thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu nhằm hạn chế ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường khu vực trung tâm với 2 nội dung, cụ thể:

Thứ nhất, với đề án "Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường", thành phố sẽ xây dựng đề án thu phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo điều kiện để tổ chức thực hiện trong thời điểm thích hợp; xin ý kiến của các cấp các ngành, các nhà khoa học để tổ chức triển khai thực hiện.

Thứ hai, với đề án "Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù hợp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thống vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030", thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đo kiểm khí thải môtô, xe máy cũ đang lưu hành trên địa bàn thành phố làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng không khí.

Xe đạp + đường sắt đô thị là sự kết hợp văn minh?

Vào tháng 7/2021, Trung tâm Môi trường và Phát triển thuộc Đại học Oslo, Na Uy đã tổ chức hội thảo trực tuyến Giao thông đô thị bền vững ở Việt Nam, hai chuyên gia Arve Hansen và Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra những khuyến nghị về giải pháp cho Việt Nam.

“Biến Hà Nội thành một Thủ đô thân thiện với xe đạp là khuyến nghị cuối cùng của chúng tôi. Hơn cả bất cứ loại phương tiện công cộng nào khác, xe đạp luôn đứng đầu trong việc giúp giảm phát thải khí CO2. Hà Nội có một lịch sử lâu đời đáng tự hào về xe đạp trong những năm 1980. Ngày nay, đạp xe vẫn là một môn thể thao được nhiều người yêu thích, nhất là khi đại dịch đã khiến cho các hình thức giải trí và thể dục khác trở nên bất khả th

Bên cạnh đó, khuyến khích người dân thay thế các xe máy cũ gây ô nhiễm môi trường hoặc chuyển sang xe điện. Xe điện là phương tiện phát thải carbon thấp có thể cạnh tranh với xe máy chạy xăng truyền thống và là giải pháp phù hợp cho Hà Nội. Tại sao lại không thể nghĩ tới tiềm năng phát triển ngành sản xuất xe điện cho Việt Nam thay cho ngành sản xuất ô tô vốn đã không thể khởi sắc bất chấp những nỗ lực của chính phủ?

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Nghiên cứu dừng hoạt động xe máy tại các quận sau năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới