Sáng 13/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông Xuân 2019-2020 và triển khai vụ Hè Thu 2020 vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trong những ngày tới, mực nước trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên tiếp tục xuống dần. Trong khi đó, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục tăng và đạt mức cao nhất trong ngày 12 và 13/3.
Trong hoàn cảnh hàng chục nghìn người dân ở Bến Tre thiếu nước ngọt, những tấm lòng thơm thảo đã xuất hiện, tham gia hỗ trợ nước ngọt giúp bà con vùng hạn mặn vượt qua cơn khát.
Từ ngày 11-15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 2/2020 và cùng kỳ tháng 3/2016, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.
Chuyên gia cảnh báo tình trạng khô hạn, thiếu nước; xâm nhập mặn vào các khu vực sông ở Trung Bộ sẽ xảy ra sớm hơn, sâu hơn trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2020.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang chịu đợt xâm mặn sâu nhất kể từ đầu mua khô 2020 đến nay, trong đó, mức độ nặng nhất từ ngày 9 đến 13/3 này, theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).
Người dân cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn nước khi tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An cho biết, theo dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, xâm nhập mặn có khả năng diễn biến gay gắt, nghiêm trọng trong thời gian tới.
Nắng nóng kéo dài cùng với lượng mưa trong năm ít khiến việc tích nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Điện Biên trở nên khó khăn, nhiều hồ chứa nước có mực nước xuống thấp kỷ lục và cạn kiệt dẫn đến hàng trăm hecta lúa trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do hạn hán.
Do ảnh hưởng của hạn, xâm nhập mặn, đã khiến mực nước trong hệ thống thủy lợi Nhựt Tảo, thuộc địa bàn huyện Tân Trụ, tỉnh Long An khô cạn dẫn sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng. Từ ngày 25/2 đến 3/3, trên địa bàn huyện Tân Trụ đã xảy ra bốn vụ sạt lở lớn đã chia cắt hai tuyến giao thông nông thôn.
Mùa khô năm 2020 ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hạn mặn được dự báo là sẽ tiếp tục gây thiệt hại nặng cho ngành Nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nhiều hộ dân phải bỏ tiền triệu để mua nước ngọt nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Do ảnh hưởng bởi hiện tượng El Nino, nhiều địa phương đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Ðáng lo ngại, hiện tổng lưu lượng dòng chảy trên các sông; tổng dung tích các hồ chứa lớn trên cả nước đều giảm so với hằng năm, đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống người dân.
Trong đợt khô hạn và xâm nhập mặn này, một số thời điểm được nhận định còn khốc liệt hơn cả đợt khô-mặn lịch sử từng diễn ra vào năm 2015-2016. Đến nay, đã có hơn 80.000 hộ dân ở Nam Bộ thiếu nước.
Biến đổi khí hậu và lượng CO2 ngày càng tăng đang “thử thách” hệ sinh thái của chúng ta. Các nhà khoa học cảnh báo, trái đất nóng lên sẽ hủy hoại hệ sinh thái trên khắp hành tinh.
Ngày 20/2, Trung Quốc cho biết sẽ giúp các nước láng giềng ở hạ nguồn đối phó với hạn hán kéo dài bằng cách xả nước các đập thủy điện của mình trên sông Mekong, đồng thời sẽ cân nhắc việc chia sẻ thông tin về thủy văn để hỗ trợ thêm các nước láng giềng trong tương lai.
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, từ tháng 2 đến tháng 7/2020, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục thiếu hụt nguồn nước so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay cần phải có giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước mặt để chủ động ứng phó với hạn hán và đảm bảo nguồn nước trong tương lai.