Chủ nhật, 24/11/2024 11:59 (GMT+7)
Chủ nhật, 08/03/2020 13:59 (GMT+7)

Hạn hán, nông dân Bình Thuận 'trộm' nước cứu thanh long và lúa

Theo dõi KTMT trên

Nhiều nơi, nông dân đã phá đập “trộm nước” hoặc bơm nước sinh hoạt ra ao để cứu cây trồng, vì không đợi được nước phiên theo lịch.

Mấy ngày qua, anh Nguyễn Văn Hồng (xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) mong nước về từng ngày để tưới mát cho vườn thanh long 400 trụ đang cho trái.

Anh Hồng cũng như hàng trăm hộ canh tác dọc kênh Gò Sài thường trông chờ nước phiên từ đập Đồng Đế (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam) chảy về để tưới tiêu.

Hạn hán, nông dân Bình Thuận 'trộm' nước cứu thanh long và lúa - Ảnh 1
Kênh Gò Sài dẫn nước từ đập Đồng Đế về đang cạn khô giữa cơn khát của những vườn thanh long chín.

Tuy nhiên, phiên nước đợt này anh chờ quá lâu nhưng nước vẫn chưa thấy. Sốt ruột, anh Hồng phải chạy nước sinh hoạt vào ao, rồi dùng nó để tưới thanh long.

“Nước máy bơm ra ao với khối lượng nhiều sẽ rất tốn kém nhưng giờ thanh long đang chuẩn bị chín mà nước thì không có buộc phải chấp nhận. Trước mắt tôi chỉ bơm khoảng 40m3, tương đương 400.000 đồng để giải quyết tạm thiếu nước trước khi chờ nước phiên về”, anh Hồng nói.

Trước thực trạng thiếu nước, nhiều hộ dân không có sẵn ao bơm nước đã liều mình đi “trộm nước” ở công trình đập Đồng Đế về cứu thanh long, do không thể đợi tới nước phiên.

Hơn tuần qua, cứ vào tầm 1 - 2 giờ đêm, một nhóm gần 10 người với cuốc, xẻng chở nhau trên xe máy chạy ngược kênh Gò Sài để kéo về đập Đồng Đế phá cửa đập.

Từ đây, nước được xả theo kênh gần chục cây số về khu vực các xã vùng ven phía Nam Phan Thiết.

Hạn hán, nông dân Bình Thuận 'trộm' nước cứu thanh long và lúa - Ảnh 2
Người dân dọn ao để chạy nước sinh hoạt vào tưới thanh long.

Ông Hồ Văn Phúc - người dân sống dọc kênh Gò Sài (xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam) kể: “Ở đây cứ tối khuya lại là có nhóm người họ đi “ăn nước” từ đập về. Họ đi đông lắm, một nhóm gần chục người. Nước xả về chỉ chảy nhỏ, vừa đủ cho một, hai máy bơm loại nhỏ tưới. Nên nhóm này họ không cho người dân được tưới”.

Cũng cách đây chưa lâu, khi Chi nhánh thuỷ lợi Bắc Bình xả đập qua kênh D8 đợt cuối cùng để tiếp nước cho 100 ha lúa sắp thu hoạch của nông dân xã Lương Sơn thì nhiều nông dân ở các xã lân cận cũng lén kéo đến để tìm nguồn nước cứu lúa non.

Một số nhóm nông dân ở các 3 xã: Song Bình, Bình An và Phan Lâm, lợi dụng lúc vắng người đã phá cửa đập, mở nước về cánh đồng lúa. Khi phát hiện đám đông tự ý phá cửa đập để lấy nước, cán bộ, nhân viên của Trạm thuỷ lợi Sông Luỹ ngăn cản thì bị rượt đuổi, hành hung. Sau đó, lãnh đạo Chi nhánh thuỷ lợi Bắc Bình và chính quyền địa phương, lực lượng công an mất nhiều giờ thuyết phục, vận động thì đám đông mới giải tán ra về.

Hạn hán, nông dân Bình Thuận 'trộm' nước cứu thanh long và lúa - Ảnh 3
Một cánh đồng lúa ở huyện Bắc Bình nức nẻ do khô hạn.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp Bình Thuận, hết tháng 1 vừa qua, hơn 20 hồ chứa thủy lợi trên toàn tỉnh còn chưa đầy 170 triệu m3. So sánh với cùng kỳ vài năm trở lại đây, dung tích các hồ chứa đang thấp hơn khoảng 20%. Một số hồ chứa ở các huyện phía bắc như: Tuy Phong, Bắc Bình có nơi mực nước đang thấp hơn đến 45% mức bình quân cùng kỳ các năm.

Do lượng mưa thấp nên vụ Đông Xuân năm nay, ngành nông nghiệp Bình Thuận đã khuyến cáo chỉ những vùng có đủ nguồn nước tưới mới xuống giống sản xuất. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng được tính toán cấp đủ nước từ các hồ chứa là hơn 34.000 ha. Những diện tích sản xuất ngoài kế hoạch sẽ không đủ nước tưới.

“Phải ưu tiên, dành nước tính đủ để đảm bảo hết mùa khô năm nay. Trước tiên là phải ưu tiên nước sinh hoạt, thứ hai là ưu tiên cho gia súc gia cầm và cuối cùng là dành nước cho những cây trồng dài ngày có hiệu quả kinh tế cao” - ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho biết.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận dự báo, sớm nhất phải đến cuối tháng 4, đầu tháng 5 tới thì địa phương mới xuất hiện những cơn mưa đầu mùa. Và trong 2 tháng tới. hán sẽ càng vào giai đoạn khốc liệt.

CTV Văn Thuận

Bạn đang đọc bài viết Hạn hán, nông dân Bình Thuận 'trộm' nước cứu thanh long và lúa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới