Chủ nhật, 24/11/2024 08:01 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/10/2019 16:04 (GMT+7)

Hạt vi nhựa gây mối lo lắng lớn trên thế giới

Theo dõi KTMT trên

Nhựa có mặt ở khắp mọi nơi, trong thực phẩm, không khí, nước và đại dương của chúng ta. Nhưng chúng ta có đủ hiểu biết để xác định mức độ nguy hại của hạt vi nhựa đối với sức khỏe của chúng ta không?

Hạt vi nhựa gây mối lo lắng lớn trên thế giới - Ảnh 1
Hạt vi nhựa được tìm thấy trong thực phẩm và nước của chúng ta và gây hại cho động vật hoang dã và môi trường. Ảnh: Alex Hyde / Greenpeace / PA

Nếu bạn muốn thưởng thức một đĩa thức ăn, uống nước từ vòi hoặc nước đóng chai thì bạn gần như chắc chắn là một người tiêu dùng bất đắc dĩ của hạt vi nhựa.

Những người sử dụng túi trà nilon đã bị sốc khi phát hiện họ thuộc nhóm tiếp xúc với nhựa. Theo một nghiên cứu, có khoảng 11 tỉ hoặc các phần nhỏ của nhựa từ trà Earl Grey hoặc trà sáng.

Các hạt vi nhựa đã được các nhà khoa học tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ đáy đại dương đến dạ dày của cá voi, chim biển và trong phân con người.

Vậy chúng ta có nên lo lắng về việc hấp thụ đồ nhựa - vì lợi ích sức khỏe của chính chúng ta hay vì sức khỏe của môi trường?

Hạt vi nhựa là gì?

Không có định nghĩa cụ thể nào về hạt vi nhựa, nhưng các nhà nghiên cứu thường gọi các mảnh nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm là hạt vi nhựa. Tuy nhiên, Mark Browne thuộc Đại học New South Wales, Úc - người đã nghiên cứu về nhựa từ năm 2004 cho biết sẽ tốt hơn khi xác định kích thước hạt vi nhựa liên quan đến các đơn vị mà chúng ta đo được. Vì vậy, hạt vi nhựa có kích thước trong khoảng từ 1µm – 1mm.

Ngoài ra, còn có một lĩnh vực nghiên cứu gần đây về nhựa nano – những mảnh nhựa nhỏ không thể nhìn bằng mắt thường - được đo bằng nanomet (nm) (1.000nm = 1µm).

Điều quan trọng cần nhớ là các mảnh nhựa lớn hơn có thể bị mắc vào trong dạ dày của động vật hoang dã và xả rác ra bờ biển của chúng ta. Trong nhiều trường hợp sẽ trở thành hạt vi nhựa trong tương lai không xa.

Hạt vi nhựa có tác động như thế nào tới sức khỏe của chúng ta?

Browne cho biết: “Có một sự thiếu vắng của nghiên cứu khoa học. Chúng ta biết rằng ở các kích thước hạt, nhựa có thể gây ra ảnh hưởng. Vấn đề quan trọng hiện nay là mức độ mà con người và động vật hoang dã đang tiếp xúc là bao nhiêu. Chúng ta không cần nhiều nghiên cứu về các sản phẩm tạo ra rác thải nhựa. Chúng ta cần các nghiên cứu trên các sinh vật hoặc mô hình với các mức độ để xem liệu chúng có ảnh hưởng gì không”.

Kevin Thomas, Giám đốc của Liên minh khoa học sức khỏe môi trường tại Đại học Queensland (Úc) đang nghiên cứu về các cách mà cơ thể chúng ta tiếp xúc với đồ nhựa.

Hạt vi nhựa gây mối lo lắng lớn trên thế giới - Ảnh 2
Chiếc bình chứa mẫu hạt vi nhựa được thu thập trong một chiếc lưới trên mặt biển ở Hồng Kông, Trung Quốc. Ảnh: Alex Hofford / EPA

Ông Thomas cho biết, có bằng chứng cho thấy các hạt nano, không nhất thiết có nguồn gốc từ nhựa có thể khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta phản ứng ở cấp độ tế bào.

Thomas cho rằng nếu có khả năng nhựa gây hại cho chúng ta, đó sẽ là những mảnh nhỏ có kích thước nano để có thể đi xuyên qua thành ruột.

“Thật không may, những hạt đó rất nhỏ, chúng rất khó để đo”, Thomas chia sẻ. Do đó, dạ dày của chúng ta cho biết gì về khả năng gây hại từ hạt vi nhựa? “Một câu hỏi rất khó. Cá nhân tôi nghĩ rằng có rất ít rủi ro cho sức khỏe của chúng ta dựa trên những gì chúng ta biết... nhưng sau đó, ai biết những gì chúng ta có thể thấy trong tương lai. Ví dụ, tôi ăn hải sản nhưng tôi không sử dụng thớt nhựa. Tuy nhiên, tôi sẽ ủng hộ việc tránh đồ nhựa và giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào chúng. Phát thải nhựa ra môi trường của chúng ta là hành động không thể chấp nhận được”.

Ông Browne đề xuất việc quản lý và giảm tiếp xúc với các polymer và các đồ nhựa.

Còn môi trường thì sao?

Có nhiều mối quan tâm về tác động của hạt vi nhựa đối với môi trường của chúng ta, đặc biệt là đối với động vật biển hoang dã. Tuy nhiên cũng như các tác động đối với con người, đó là một thách thức đối với các nhà khoa học để tìm ra các tác động của hạt vi nhựa từ tất cả những thứ mà động vật tiếp xúc.

Lauren Roman - nhà nghiên cứu Đại dương và Khí quyển thuộc Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho hay: “Nếu một mảnh nhựa quá lớn, con vật sẽ không ăn nó. Trong trường hợp chim biển, chúng sẽ nhả ra nó. Còn nếu nó rất nhỏ thì có thể đi thẳng vào cơ thể chúng”.

Hạt vi nhựa gây mối lo lắng lớn trên thế giới - Ảnh 3
Chim hải âu chết do ống hút nhựa và những mảnh bóng bay màu đỏ được tìm thấy bên trong bụng nó trên đảo North Stradbroke, Queensland, Úc. Ảnh: Denise Hardesty / AP

Đối với những mảnh lớn hơn, Roman cho biết có một số bằng chứng cho thấy nhựa tích tụ trong dạ dày của động vật có thể ngăn chặn sự thèm ăn của chúng. Trong khi các hóa chất liên quan đến chất dẻo - như pthalates và chất làm chậm cháy - đã được phát hiện trong các mô của động vật, và không biết liệu chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật hay không.

Trên thế giới, các nhà nghiên cứu mới chỉ bắt đầu khảo sát tác động của nhựa đối với sức khỏe của động vật sau khi một loạt các nghiên cứu xác định nhiều loài đang bị ảnh hưởng bởi hạt vi nhựa.

“Chúng ta nên quan tâm đến hạt vi nhựa. Đối với chim biển, chúng bị những mảnh có kích thước nhỏ hơn 5mm mắc kẹt trong ruột và gây ra cái chết. Và tất cả những mảnh nhựa lớn sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ hơn”, Roman nhấn mạnh.

Chúng ta nên làm gì?

Các chuyên gia khuyến cáo nên giảm sử dụng và tiếp xúc với nhựa. Từ góc độ môi trường, các nhà vận động cho rằng chúng ta nên cắt giảm việc sử dụng nhựa không cần thiết, bao gồm các loại nhựa dùng một lần và thay thế đồ nhựa ở những nơi chúng ta có thể.

Ông Browne cũng đưa ra cảnh báo: “Nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta nên chắc chắn rằng sẽ không gây ra nhiều vấn đề hơn khi chúng ta ngừng lại hoặc thiết kế lại các sản phẩm. Hãy nhớ về một số amiăng đã được sử dụng trong quần áo - nó là một loại sợi tự nhiên nhưng nó gây ra tất cả các vấn đề nghiêm trọng cho con người”.

Bạn đang đọc bài viết Hạt vi nhựa gây mối lo lắng lớn trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới