Theo một nghiên cứu mới đây cho biết, chỉ 3% diện tích đất trên thế giới vẫn còn nguyên vẹn về mặt sinh thái, với các quần thể động vật nguyên thủy khỏe mạnh và môi trường sống chưa bị xáo trộn.
Rừng nguyên sinh là rừng rậm rạp và có ý nghĩa sinh thái nhất trên Trái Đất. Chúng trải rộng trên toàn cầu từ vùng cực Bắc đến vùng nhiệt đới ẩm ướt. Nhưng điều gì khiến cho chúng trở nên đặc biệt và cần được bảo vệ so với loại hình rừng khác.
Trước tác động của các hạt vi nhựa tới sức khỏe, môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật nhằm hạn chế ô nhiễm nhựa. Tuy nhiên, khi đi vào cuộc sống, hoạt động quản lý vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Sự phát triển quá mức của tảo lam hay còn gọi là hiện tượng "tảo nở hoa", đã gây ra mối nguy hại cho hệ sinh thái khi gây ra tình trạng thiếu oxy và giải phóng các độc tố cyanotoxin.
Trong khi con người đang loay hoay với bài toán xử lý rác thải nhựa thì những hạt vi nhựa đã âm thầm len lỏi ở hầu hết các môi trường đất và nước, đe dọa nghiêm trọng hệ sinh thái và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người.
Nhằm triển khai Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT của Bộ TN&MT quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, Quảng Ninh đã sớm phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển của địa phương.
Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý vùng đất ngập nước và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, đồng thời, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
Với sự đa dạng sinh học, đóng vai trò quan trọng đối với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, việc bảo tồn rừng dừa ngập mặn vùng cửa sông ven biển mang ý nghĩa lớn lao, góp phần váo sự phát triển bền vững vùng sông nước sinh thái này.
Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cùng với công tác quy hoạch, huyện Nho Quan (Ninh Bình) xác định phải ưu tiên đầu tư bảo tồn hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà khoa học hàng đầu của Australia đang kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ 19 hệ sinh thái trên khắp nước này trước nguy cơ bị hủy hoại do tác động của con người và tình trạng biến đổi khí hậu.
Với vị trí địa lý đặc thù, Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới.
Báo cáo của chính phủ Vương quốc Anh khuyến cáo các quốc gia xem xét lại việc coi tăng trưởng kinh tế như một thước đo thành công nếu họ muốn thực hiện tốt cam kết bảo vệ thiên nhiên.
Hai khu bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) được thành lập tại tỉnh Thái Bình và Thừa Thiên Huế là minh chứng cho thấy sự hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Việt Nam có hệ sinh thái với các cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, sự phong phú các loài động, thực vật đã đóng góp rất lớn cho ngành du lịch. Tuy nhiên, làm thế nào để phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn được sự đa dạng sinh học đang là bài toán nan giải.
Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng, săn bắn trộm động vật hoang dã... đang khiến các loài động, thực vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng hàng loạt. Việc bảo vệ hệ sinh thái trên Trái đất chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đang đối diện với nguy cơ suy thoái đa dạng sinh học và sự mất cân bằng sinh thái diễn ra mạnh mẽ, có xu hướng gia tăng theo mức phát triển kinh tế-xã hội.
Theo một phân tích mới về các mối đe dọa sinh thái toàn cầu, sự gia tăng dân số nhanh, thiếu khả năng tiếp cận thực phẩm và nước và gia tăng khả năng tiếp xúc với các thảm họa thiên nhiên có thể khiến hơn 1 tỉ người phải đối mặt với việc di dời vào năm 2050.