Hơn 6.000 khách bị ghi sai hoá đơn tiền điện, EVN kết luận sai sót là 'cá biệt'
Liên quan đến những hóa đơn tiền điện tăng đột biến gây phản ứng gay gắt trong dư luận thời gian qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố kết quả kiểm tra của đoàn công tác liên ngành về việc ghi chỉ số, lập hoá đơn tiền điện và giải quyết kiến nghị của khách hàng.
(Ảnh minh họa) |
Theo đó, từ ngày 25/6 đến ngày 3/7, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục Điều tiết điện lực đã kiểm tra tại tất cả 5 tổng công ty điện lực và lựa chọn một số đơn vị thuộc các tổng công ty với tiêu chí đảm bảo đầy đủ các loại hình về mô hình tổ chức và hình thức tổ chức ghi chỉ số công tơ.
Kiểm toán Nhà nước 'điểm mặt' hàng loạt bất cập của EVNNPT |
Kết quả kiểm tra các hồ sơ, giấy tờ và lựa chọn ngẫu nhiên các khách hàng để kiểm tra công tác ghi chỉ số, lập hóa đơn và xử lý kiến nghị cho thấy việc sai sót trong thời gian qua được nêu là các trường hợp cá biệt.
Nguyên nhân do lỗi tác nghiệp xảy ra đồng thời tại một số khâu trong hoạt động ghi chỉ số và lập hóa đơn tiền điện.
Chính vì vậy, các đơn vị thuộc EVN đã kỷ luật hàng loạt cán bộ quản lý liên quan và triển khai giải pháp kiểm soát để hạn chế việc xuất hiện lỗi tương tự trong tương lai.
Tiền điện tăng 190 lần: Khách hàng bị cắt điện do không đồng tình phương án giải quyết |
Trong tháng 6/2020 số khách hàng được điều chỉnh hoá đơn do tất cả các nguyên nhân liên quan đến chỉ số công tơ gồm sai chỉ số định kỳ, sai chỉ số treo tháo, khách hàng báo số sai (trường hợp công tơ treo trong nhà và nhân viên Điện lực không vào nhà đọc được chỉ số do khách hàng đi vắng mà do khách hàng đọc cho nhân viên Điện lực tạm ghi), nhân viên nhập chỉ số sai… của toàn EVN là 6.271 khách hàng (chiếm tỉ lệ 0,022% tổng số khách hàng). Trong đó có 1.249 hoá đơn truy thu thêm tiền của khách hàng do việc sai gây giảm cho khách hàng và 675 khách hàng hoàn trả lại tiền khách hàng do việc sai gây tăng cho khách hàng.
EVN khẳng định các yêu cầu kiến nghị của khách hàng sử dụng điện về hóa đơn tiền điện tăng vọt đã được các đơn vị tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng quy định. Các đơn vị được kiểm tra đều chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, EVN cũng thực hiện đúng quy định pháp luật đo lường đối với công tơ điện. Công tơ điện sử dụng trên lưới điện được kiểm định tại các tổ chức kiểm định được chỉ định theo quy định pháp luật về đo lường.
Ngành điện một lần nữa nhấn mạnh trường hợp có tiền điện tăng cao chủ yếu là những hộ gia đình có sử dụng máy lạnh/máy điều hòa nhiệt độ nên điện năng tiêu thụ tăng lên nhiều. Còn với những hộ không sử dụng máy lạnh và chỉ sử dụng quạt làm mát, chi phí này thay đổi không nhiều.
Hoá đơn tiền điện 6 tháng liền giống nhau: Do nhân viên ghi chỉ số làm biếng? |
Trình Chính phủ phương án sửa đổi biểu giá điện bậc thang trong tháng 10/2020 Trước đó, trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương dự kiến sẽ hoàn tất phương án sửa đổi biểu giá điện bậc thang trong tháng 10/2020 để trình Chính phủ sau khi tập hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của bộ, ngành liên quan. Theo đó, Bộ Công thương đã lấy ý kiến các chuyên gia, hiệp hội về 5 phương án sửa đổi biểu giá điện bậc thang và đề xuất chọn phương án 5 bậc (có 2 kịch bản). Kịch bản 1: Giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang, trong đó giá điện bậc 1 (0-100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành, bậc 2 từ 101 đến 200 kWh, bậc 3 từ 201 đến 400 kWh, bậc 4 từ 401 đến 700 kWh, bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Kịch bản 2: Giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi, trong đó gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh. Giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (301 - 400 kWh) của giá điện cũ. Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản 1. Bộ Công Thương đánh giá, phương án 5 bậc thang phù hợp cho hàng chục triệu khách hàng sử dụng dưới 250 kWh/tháng được hưởng lợi và trả tiền điện thấp hơn. 1,8 triệu hộ nghèo, chính sách sẽ tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ. Và chỉ khoảng 0,46 triệu khách hàng, chiếm 1,8% tổng số khách hàng sẽ phải trả tiền điện cao hơn nếu sử dụng trên 700 kWh/tháng. Bộ này cũng cho rằng, mức tăng giá giữa các bậc là hợp lý, chênh lệch giữa bậc đầu và cuối là 2 lần. |
Gần 89.000 học sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi vào lớp 10 trong sáng nay (16/7) |
Mai Anh