Khí thải carbon tăng kỷ lục, Liên hợp quốc cảnh báo chỉ có 2 năm để cứu lấy hành tinh
Nếu bắt tay vào hành động mạnh mẽ và quyết liệt ngay từ bây giờ, chúng ta vẫn có cơ hội đạt được mục tiêu giảm lượng khí phát thải carbon.
Trong khi các quốc gia đều cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030, đưa mức phát thải ròng về mức 0 đến năm 2050, thì lượng khí thải carbon phát ra từ sản xuất năng lượng đã tăng cao đạt mức kỷ lục vào năm 2023 vừa qua. Các cam kết nhằm chống biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại dường như không có hiệu quả với mục tiêu cắt giảm khí thải toàn cầu đến năm 2030 như đã đặt ra.
Theo các nhà khoa học, nỗ lực giảm một nửa lượng khí thải nhà kính đến năm 2030 là bước đệm rất quan trọng giúp ngăn chặn Trái đất nóng lên 1,5 độ C. Nếu thực hiện được điều này, khí hậu sẽ không bị thay đổi nhiều, Trái đất sẽ bớt nắng nóng và thiên tai khắc nghiệt hơn.
Ông Simon Stiell, Thư ký Điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cho biết, thế giới chỉ có 2 năm hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu trước khi nó diễn biến tồi tệ hơn. Sự nóng lên của toàn cầu đã không còn được ưu tiên trong các buổi nghị sự của các chính trị gia.
Chịu trách nhiệm cho con số 80% lượng khí thải toàn cầu, 20 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới cần khẩn trương triển khai các kế hoạch mới trong bảo vệ khí hậu toàn cầu. Ông Stiell nhấn mạnh, thế giới vẫn có cơ hội giảm lượng khí thải toàn cầu, nhưng để cơ hội ấy trở thành sự thật, chúng ta sẽ phải triển khai ngay từ bây giờ.
Qua bài phát biểu của mình, ông Stiell cũng kêu gọi huy động tài chính cho các nước nghèo hơn như giảm nợ, tài trợ...
Theo: Reteurs
Gia Tuệ