Chủ nhật, 24/11/2024 07:44 (GMT+7)
Thứ ba, 11/10/2022 13:56 (GMT+7)

Khủng hoảng năng lượng trầm trọng: Các nước châu Âu chi tới 500 tỷ Euro ứng phó

Theo dõi KTMT trên

Theo số liệu được cung cấp bởi Viện Nghiên cứu Bruegel (Bỉ), Châu Âu đã chi số tiền “khủng” lên tới gần 500 tỷ euro (496 tỷ USD) trong năm ngoái để giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Cụ thể, số liệu ước tính của Bruegel cho thấy 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã dành 314 tỷ euro để triển khai các biện pháp trợ giá năng lượng cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Đức, nền kinh tế lớn nhất EU, là nước chi nhiều nhất với 100 tỷ Euro. Trong khi Anh đã phân bổ 178 tỷ euro nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng ở nước này.

Các nước như Italia, Croatia, Hy Lạp, và Latvia cũng đã chi hơn 3% GDP của mỗi quốc gia để tung ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Khủng hoảng năng lượng trầm trọng: Các nước châu Âu chi tới 500 tỷ Euro ứng phó - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo Bruegel, nếu tính cả việc các chính phủ có dư địa tài chính lớn hơn đã tiến hành quốc hữu hóa, cứu trợ, cung cấp các khoản vay thì riêng các nước EU đã có thể đã chi đến gần 450 tỷ euro.

Ông Simone Tagliapietra, nhà nghiên cứu của Bruegel cho hay: “Con số này sẽ tăng lên khi giá năng lượng vẫn tăng. Điều này rõ ràng là không bền vững từ góc độ tài chính công”.

Cũng theo ông Tagliapietra, mức độ can thiệp của các nước cũng dẫn đến nguy cơ phân mảnh khắp châu Âu. Cụ thể, các chính phủ có tài chính mạnh hơn chắc chắn sẽ quản lý tốt hơn cuộc khủng hoảng năng lượng bằng cách cạnh tranh với các nước láng giềng về nguồn năng lượng hạn chế trong những tháng mùa đông.

“Do đó, điều quan trọng là phải thiết kế các chính sách có thể đảm bảo tính bền vững về tài khóa và phối hợp chúng, đặc biệt là giữa các nước EU”, nhà nghiên cứu này chia sẻ.

Các quốc gia châu Âu hiện đang vật lộn với lạm phát tăng nhanh và triển vọng kinh tế ảm đạm. CH Czech, nước Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU), mới đây thông báo sẽ triệu tập hội nghị bất thường của các bộ trưởng năng lượng toàn khối vào ngày 30/9 để bàn về cuộc khủng hoảng năng lượng mà liên minh này đang đối mặt.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) ngày 14/9 đã đề xuất một loạt các biện pháp khẩn cấp để giải quyết vấn đề năng lượng. Theo đó, các thành viên EU được khuyến khích cắt giảm 10% tổng mức sử dụng điện và bắt buộc cắt giảm 5% lượng điện sử dụng trong giờ cao điểm.

Kế hoạch cũng đề xuất áp thuế lên các công ty năng lượng hóa thạch để có thêm nguồn lực hỗ trợ cho doanh nghiệp, gia đình dễ bị tổn thương.

EU đồng thời muốn áp trần lợi nhuận đối với các nhà sản xuất điện hạt nhân và năng lượng tái tạo, đồng thời áp 140 tỷ euro thuế "windfall tax" (loại thuế đánh trên mức lợi nhuận lớn, bất ngờ) đối với các công ty dầu khí.

Pháp chi 100 tỷ euro để hỗ trợ người dân ứng phó lạm phát

Cả thế giới đang cảm nhận rõ hậu quả của tình trạng lạm phát trong năm qua, đặc biệt là tại Mỹ. Tuy nhiên, không giống những gì Washington đang thực hiện, Chính phủ Pháp lựa chọn một cách tiếp cận khác để giải quyết tình hình này.

Thay vì tăng lãi suất, Paris đã quyết định sử dụng ngân sách chính phủ để người dân đối phó tình trạng lạm phát tăng cao. Trên thực tế, trong những tháng vừa qua, lãi suất tại Pháp thậm chí còn giảm nhẹ. Phát biểu trước Quốc hội ngày 10/10, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố: "Trong các năm 2021, 2022 và 2023, chúng ta sẽ chi 100 tỷ euro (tương đương 96,99 tỷ USD) để hỗ trợ người dân ứng phó với tình trạng giá cả leo thang”.

Cơ quan thống kê quốc gia Pháp INSEE cho biết tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm xuống 6,2% vào tháng 9 vừa qua, từ mức 6,6% ghi nhận trong tháng trước đó. Diễn biến này trái ngược so với mức dự báo mà các nhà kinh tế học đưa ra là sẽ tăng nhẹ lên 6,7%.

Tuy lạm phát đang được kiểm soát tốt ở Pháp, nhưng chính phủ nước này vẫn phải vật lộn để giải quyết cuộc khủng hoảng xăng dầu, khi nguồn cung hạn chế tại các trạm xăng trên cả nước. Cuộc đình công của công nhân thuộc các công ty năng lượng lớn như TotalEnergies và Esso-ExxonMobil đã bước sang ngày thứ 13 (tính đến ngày 9/10), khiến 50% số nhà máy lọc dầu tại Pháp ngừng hoạt động và sản lượng xăng bị cắt giảm tới 60% (tương đương 740.000 thùng/ngày).

Đinh Quỳnh

Bạn đang đọc bài viết Khủng hoảng năng lượng trầm trọng: Các nước châu Âu chi tới 500 tỷ Euro ứng phó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới