Chủ nhật, 24/11/2024 08:50 (GMT+7)
Thứ tư, 24/08/2022 13:56 (GMT+7)

Kiên Giang: Sẵn sàng ứng phó thiên tai, xâm nhập mặn

Theo dõi KTMT trên

Trước những diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu như thiên tai, sạt lở đất và xâm nhập mặn, UBND tỉnh Kiên Giang đã thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để bảo vệ đê điều và giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Theo thống kê, từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã xảy ra thiên tai làm 4 người chết, 4 người bị thương, sập 83 căn nhà, tốc mái 294 căn, chìm 16 phương tiện đánh bắt thủy sản.

Đồng thời, tình hình xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra gay gắt làm cho 63,86km bờ biển và 158,38km bờ sông bị sạt lở làm mất nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển đe dọa trực tiếp đến an toàn tuyến đê biển, các kết cấu hạ tầng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Kiên Giang: Sẵn sàng ứng phó thiên tai, xâm nhập mặn - Ảnh 1
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực bờ biển tỉnh Kiên Giang.

Để chủ động phòng chống thiên tai, thời gian qua, UBND tỉnh Kiên Giang đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân, đảm bảo an toàn cho 284.000ha lúa đông xuân và nước sinh hoạt cho nhân dân trong mùa khô 2021-2022. 

Cụ thể, mới đây UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã phê duyệt đề án phòng, chống sạt lở bờ biển, bờ sông giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. 

Cùng với đó, hàng năm UBND tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh thường xuyên chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình; huy động lực lượng, vật tư, xác định vị trí xung yếu để có phương án bảo vệ công trình trọng điểm. Ngoài lực lượng của các địa phương, tỉnh còn huy động thêm lực lượng của các đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn và lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã để sẵn sàng tham gia công tác phòng, chống thiên tai.

Đối với các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do mưa bão, khi có sự cố thiên tai, các địa phương có phương án chuẩn bị sẵn sàng lương thực, thực phẩm, nước uống, đảm bảo đủ cứu trợ trong 7 ngày. Sở Giao thông Vận tải Kiên Giang có phương án bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện ứng cứu khi cầu, đường có sự cố, hư hỏng đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông chính, quan trọng…

Kiên Giang: Sẵn sàng ứng phó thiên tai, xâm nhập mặn - Ảnh 2
Đại tá Trần Ngọc Hữu (thứ hai từ phải qua) - Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng thị sát thực địa cống Cái Lớn, tỉnh Kiên Giang.

Trong buổi kiểm tra, đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ngày 22/8 vừa qua, Đại tá Trần Ngọc Hữu - Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đánh giá cao công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh. Và theo kết quả đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai về bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai năm 2021, tỉnh Kiên Giang được đánh giá là hoàn thành tốt công tác phòng, chống thiên tai, với tổng số điểm 81,57 điểm, cao hơn mức trung bình của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đại tá Trần Ngọc Hữu cho biết, những năm qua, tỉnh Kiên Giang chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai như hạn hán, mặn xâm nhập, sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lớn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Cấp ủy, chính quyền tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Các phương án phòng, chống thiên tai cơ bản rõ ràng, phát huy tốt phương châm 4 tại chỗ. Tỉnh thực hiện nghiêm quyết định, chỉ thị của Chính phủ, triển khai thực hiện tốt các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đã đề ra.

Nhằm phát huy kết quả đã đạt được, Đại tá Trần Ngọc Hữu đề nghị tỉnh Kiên Giang tiếp tục chủ động rà soát, cập nhật phương án ứng phó thiên tai sát với tình hình thực tế của địa phương. Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, chuẩn bị tốt lực lượng xung kích phòng, chống thiên tại tại cơ sở, vật tư trang thiết bị, hậu cần sẵn sàng ứng phó kịp thời hiệu quả khi có tình huống thiên tai xảy ra…

Thanh Tùng

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Sẵn sàng ứng phó thiên tai, xâm nhập mặn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới