Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong thế kỷ XXI - “Thế kỷ của biển và đại dương”, phát triển kinh tế biển đã trở thành trọng điểm trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong xu thế đó, Việt Nam cũng đã có chiến lược khai thác tiềm năng để “tiến ra biển lớn”.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định kinh tế biển như là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra yêu cầu phát triển bền vững kinh tế biển phải gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng hợp tác quốc tế.
Đó là một trong các trụ cột quan trọng nhằm PTBV kinh tế biển được nhấn mạnh tại Nghị quyết 36-NQ/TW – Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
"Chúng ta phấn đấu đến năm 2030, GDP của 28 tỉnh ven biển chiếm 65-75% GDP của toàn quốc. Như vậy, kinh tế biển và ven biển sẽ trở thành một trong các nền tảng chủ đạo", TS Tạ Đình Thi cho biết.
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển.
TW Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai nhiều chương trình, nội dung về biển, đảo, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia ven biển với vùng biển rất giàu tài nguyên. Tuy nhiên, nền kinh tế biển Việt Nam chưa khai thác được đáng kể lợi thế và lại có những biểu hiện rất rõ của một nền kinh tế thiếu bền vững.