Chủ nhật, 24/11/2024 05:29 (GMT+7)
Thứ hai, 22/03/2021 16:27 (GMT+7)

Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, lãnh đạo huyện tiết lộ 'lâm tặc' là người địa phương

Theo dõi KTMT trên

Theo ông Nguyễn Quốc Vương, Phó chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ, "lâm tặc" toàn là người địa phương, đi xẻ nhỏ từng miếng thớt một để bán. Ông Vương cũng cho rằng sự việc không nặng nề, mong phóng viên chia sẻ với chính quyền địa phương.

Liên quan đến việc rừng gỗ nghiến trăm tuổi trên địa bàn các thôn Seo Lèng 1, Seo Lèng 2, Tà Ghênh bị “hạ sát” mà Tạp chí Kinh tế Môi trường đã thông tin trước đó, PV đã có trao đổi với ông Nguyễn Quốc Vương – Phó chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ. Ông Vương cho biết, UBND huyện đã hoàn tất hồ sơ đồng thời đã có báo cáo gửi Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu.

Theo ông Vương, việc phá rừng diễn ra trong một thời gian dài, chứ không phải diễn ra mới đây. Tình trạng này diễn ra nhỏ lẻ, nằm rải rác ở các tiểu khu khác nhau.

Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, lãnh đạo huyện tiết lộ 'lâm tặc' là người địa phương - Ảnh 1
Theo ông Vương - Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ thì tình trạng phá rừng diễn ra trong một thời gian dài.

“Trong số 6 cây bị "lâm tặc" chặt hạ thì chỉ có một cây có đường kính trên 1 m. Anh em chụp cận thì trông nó to chứ mình đi trực tiếp thì trông cây nó bé không ấy mà. Vì gió to nên nó đổ trên vách đá, bà con tận dụng khai thác ngọn cây”, ông Vương cho hay.

Ngoài ra theo ông Vương thì lâm tặc toàn là người địa phương, đi xẻ nhỏ từng miếng thớt để bán. Ông Vương cũng cho rằng sự việc không nặng nề, mong phóng viên chia sẻ với chính quyền địa phương.

Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, lãnh đạo huyện tiết lộ 'lâm tặc' là người địa phương - Ảnh 2
Vị Phó Chủ tịch huyện nói rằng trong số 6 cây bị chặt hạ chỉ có một cây có đường kính trên một mét. 

Về công tác xử lý cán bộ, ông Vương cho biết do các cán bộ Chi cục Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thuộc ngành dọc do Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu quản lý, nên việc xử lý như thế nào do Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu quyết định. Vậy việc xử lý cán bộ có liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu ở đâu trong vụ việc này?

Trước đó, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã đăng tải bài viết: “Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, kiểm lâm lập biên bản xong thì mất gỗ”, phản ánh về tình trạng triệt hạ gỗ nghiến trên địa bàn các bản Seo Lèng 1, Seo Lèng 2, Tà Ghênh, xã Phìn Hồ diễn ra hết sức phức tạp. Trong thời gian từ ngày 30/8/2020 đến ngày 12/12/2020, có tổng cộng 7 cây gỗ nghiến bị chặt phá, trong đó có 2 cây (cây số 01 và 06) thuộc lô 18, khoảnh 2, tiểu khu 117; 5 cây (cây số 2,3,4,5,7) thuộc lô 34, khoảnh 11, tiểu khu 103. Các cây này được Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ và UBND xã Phìn Hồ phát hiện bị chặt phá và tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.

Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, lãnh đạo huyện tiết lộ 'lâm tặc' là người địa phương - Ảnh 3
Theo ông Vương thì lâm tặc toàn là người địa phương, đi xẻ nhỏ từng miếng thớt một để bán.

Khi đó, trả lời báo chí về tình trạng phá rừng trên địa bàn ông Đỗ Văn Bình, Phó hạt trưởng Phụ trách Hạt Kiểm lâm huyện Sìn Hồ thừa nhận có sự việc khai thác trái phép gỗ nghiến tại đây nhưng lại đổ lỗi cho lực lượng mỏng nên dẫn đến tình trạng khai thác trái phép như vậy (!?)

Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lụt, cháy rừng… Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà. Theo báo cáo của Tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ, cháy rừng. Thống kê trong số hàng chục vụ cháy rừng gần đây, trong đó có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân ở những địa bàn không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là nhiều nơi ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên thay cho chi phí trồng rừng để người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nơi nào để xảy ra cháy rừng thì giảm trừ tiền hỗ trợ, khi đó người dân tự thấy việc tham gia phòng, chống cháy rừng là bảo vệ đời sống của họ.

Hà Cường

Bạn đang đọc bài viết Lai Châu: Rừng nghiến bị chặt hạ, lãnh đạo huyện tiết lộ 'lâm tặc' là người địa phương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới