Chủ nhật, 24/11/2024 04:43 (GMT+7)
Thứ ba, 22/02/2022 14:00 (GMT+7)

Lâm Đồng: Công ty TNHH Tâm Châu làm thiệt hại hơn 30ha đất rừng

Theo dõi KTMT trên

Kết quả thẩm định của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho thấy tại 2 dự án của Công ty TNHH Tâm Châu tại huyện Bảo Lâm có hơn 30ha đất rừng bị thiệt hại, công ty mới bồi thường thiệt hại 9,71ha.

Theo đó, trong giai đoạn 2004 – 2007, Công ty TNHH Tâm Châu được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận đầu tư và giao đất cho 3 dự án trên địa bàn xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm với tổng diện tích 449ha; Nhiệm vụ của công ty ngoài việc trồng chè chất lượng cao (9,42ha) thì còn được giao quản lý, bảo vệ, trồng rừng, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch…

Sau khi được phê duyệt, giao đất tại 3 dự án, Công ty TNHH Tâm Châu đã hoàn tất các thủ tục liên quan về đất đai, tiến hành triển khai dự án. Trong giai đoạn 2013 – 2014, Công ty TNHH Tâm Châu đã nộp hơn 2,5 tỉ đồng tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, trong năm 2021, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng có ý kiến sau khi tiến hành thẩm định tại 3 dự án này, kết quả cho thấy:

Tại dự án 1 (rộng 212,33ha) ở tiểu khu 456, 468 xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm có tổng diện tích đất rừng bị thiệt hại là 13,5ha (diện tích này chưa tính toán thiệt hại tài nguyên rừng).

Tại dự án 2 (rộng 172,38ha) ở tiểu khu 468 xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm có tổng diện tích đất rừng bị thiệt hại là 17,6ha, Công ty TNHH Tâm Châu đã tiến hành bồi thường 9,71ha, diện tích thiệt hại phát sinh sau thẩm định là 7,97ha (diện tích này chưa tính toán thiệt hại tài nguyên rừng).

Lâm Đồng: Công ty TNHH Tâm Châu làm thiệt hại hơn 30ha đất rừng - Ảnh 1
Một nhà hàng của Công ty TNHH Tâm Châu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Liên quan đến vấn đề này, phía UBND huyện Bảo Lâm cũng đã có đề nghị gửi tới Công ty TNHH Tâm Châu hoàn tất các nghĩa vụ về tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng, nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách nhà nước theo quy định.

Cũng liên quan đến Công ty TNHH Tâm Châu, đầu tháng 1/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - Phạm S đã ký quyết định xử phạt doanh nghiệp này 170 triệu đồng với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng 2 khu đất.

Cụ thể, Công ty TNHH Tâm Châu đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất là đất rừng tự nhiên sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp (trồng cam, sầu riêng, chanh, cà phê, chè oloong, ao hồ) với diện tích 8,08 ha tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cũng tại một khu đất khác rộng 2,09 ha tại xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Công ty TNHH Tâm Châu đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất là đất rừng tự nhiên sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp (trồng cam, sầu riêng, chanh, cà phê, chè oloong, ao hồ) khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép.

Lý giải về việc này, ngày 22/2/2022, phía Công ty TNHH Tâm Châu thông tin: “Diện tích đất đó trước đây là đất trống và cây bụi nhưng quy hoạch là đất rừng. Theo chứng nhận đầu tư thì cho công ty trồng cỏ nuôi bò và đã trồng cỏ chứ không phải phá rừng trồng cỏ. Sau khi dịch covid xảy ra năm 2019 thì công ty bán hết đàn bò hơn 1000 con . Vì vậy không cần cỏ nữa nên công ty trồng thay vào cây ăn trái”.

Công ty TNHH Tâm Châu cũng cho biết thêm, hiện tại doanh nghiệp đã chấp hành quyết định xử phạt, nộp phạt theo quyết định mà Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng – Phạm S ký.

Còn đối với diện tích đất rừng bị thiệt hại theo kết quả thẩm định của Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, Công ty TNHH Châm Châu cũng đã tiến hành bồi thường xong theo quy định.

Ngọc Khánh

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Công ty TNHH Tâm Châu làm thiệt hại hơn 30ha đất rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới