Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, gần 400ha rừng bị suy giảm chủ yếu do người đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc di cư tự do vào dựng nhà, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy trái phép.
Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xử lý kịp thời các vi phạm về lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép, chủ động, quyết liệt trong phòng, chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.
Mới đây, Tổng Công ty 36 (trụ sở chính tại 141 Hồ Đắc Di phường Nam Đồng, quận Đống Đa, TP Hà Nội) vừa bị tỉnh Hòa Bình xử phạt và truy thu hơn 1 tỷ đồng về hành vi chiếm đất.
Nhiều diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá nham nhở, những cánh rừng nguyên sinh mới được đốt vẫn còn nhen nhóm lửa, khói bốc nghi ngút… là hình ảnh phóng viên ghi nhận thực tế trên địa bàn xã Châu Quế Thượng (Văn Yên, Yên Bái)
Nhằm hạn chế tình trạng lấn chiếm, phá rừng, xây dựng nhà trái pháp luật trên đất rừng, UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra, xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất, phá rừng.
Trước tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp còn diễn biến phức tạp trên địa bàn, ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo các ngành chuyên môn phải sớm xử lý dứt điểm các trường hợp sai phạm để làm gương cho người khác.
Nhằm ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng, khôi phục rừng tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu. UBND tỉnh BR-VT đã phê duyệt chủ trương di dời các hộ dân tại khu vực này nhưng công tác di dời gặp nhiều khó khăn vấn đề tái định cư.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.
Được giao quản lý hơn 1.200 ha rừng, đất rừng nhưng HTX Hợp Tiến không tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, không có chuyên môn về lâm nghiệp, không phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ rừng.
UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thu hồi 194 dự án với tổng diện tích 29.676 ha. Trong số đó, có 159 ha với diện tích 25.467 ha phải thu hồi toàn bộ; 35 dự án với diện tích 4.209 ha thu hồi 1 phần.
Cùng với việc phát triển các dự án du lịch nghỉ dưỡng và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, nhiều diện tích rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị tàn phá gây bức xúc dư luận.
Lực lượng chức năng phát hiện 159 lóng gỗ thông chôn lấp dưới hố sâu tại Tiểu khu 443 (Công ty An Phú Nông), khu đất rừng rộng khoảng 2ha trước đó trồng thông giờ đã trồng cà phê hơn 1 năm tuổi.
Trong hàng trăm hecta rừng biến mất, có nhiều diện tích đã bị chính cán bộ của Ban Quản lý rừng phòng hộ Lâm Hà lấn chiếm, tự ý xây nhà trái phép trên đất rừng, trồng cây nông nghiệp, công nghiệp.