Chủ nhật, 24/11/2024 02:34 (GMT+7)
Thứ ba, 26/09/2023 18:11 (GMT+7)

Lãnh đạo EVN: Giá điện lẽ ra phải 7.000 đồng/KWh

Theo dõi KTMT trên

Khi đầu tư để thực hiện hoạt động cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/KWh. Mặc dù vậy, hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/KWh.

Đây là ví dụ được Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam nêu ra ở toạ đàm Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: "Nhìn lại và Hướng tới" sáng 26/9,  để nói về những khó khăn mà EVN đang phải đối mặt.

Theo ông Nam, EVN được Đảng, Chính phủ và Nhà nước giao nhiều nhiệm vụ, nhiều mục tiêu hơn là chỉ phục vụ mục đích kinh tế. Đó là mục tiêu an sinh xã hội, cung ứng đủ điện cho đời sống nhân dân và cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Nam cho biết, nhiệm vụ căn bản nhất của EVN là cung ứng đủ điện cho đất nước, cho phát triển kinh tế. EVN cũng đang nỗ lực để cung cấp điện cho cả vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Tuy nhiên, khi đầu tư để thực hiện hoạt động cung cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, giá điện bán ra có thể lên đến 7.000 đồng/KWh. Mặc dù vậy, hiện nay EVN chỉ bán với mức giá từ 1.900 đồng/KW.

"Đó là một ví dụ cho câu chuyện hiện nay mà EVN đang phải đối mặt", ông Nam chia sẻ thêm. Vì phục vụ cuộc sống người dân là ưu tiên hàng đầu, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó nên tập đoàn chấp nhận việc giá bán ra thấp hơn nhiều so với giá mua vào.

Lãnh đạo EVN chia sẻ, năm 2022 là một năm rất khhó khăn đối tập đoàn do những sự bất ổn địa chính trị ở trên thế giới. Khi chiến tranh Nga - Ukraine xảy ra các mặt hàng đầu vào phục vụ cho sản xuất điện như than, khí, dầu... tăng đột biến.

Giá nhiên liệu như than, dầu tăng vọt khiến vốn sản xuất điện của EVN tăng, giá điện mua vào cũng tăng, gây ra khó khăn tài chính cho EVN.

Theo Phó Tổng giám đốc EVN, sang đến năm 2023, mặc dù giá nguyên liệu có giảm, nhưng vẫn ở mức cao. Mặc dù giá điện đã tăng thêm 3% nhưng mới chỉ giải quyết được phần nào.

Năm nay, kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN cho hay, không thể trả nợ đúng hạn các ngân hàng, và chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm với bên cho vay.

Việc này khiến tập đoàn gặp khó trong huy động, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án, đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện cho các năm tiếp theo.

Trong bối cảnh chi phí mua điện tăng quá cao, nhưng giá bán lẻ điện bình quân 2022 không được điều chỉnh kịp thời khiến EVN bị lỗ hơn 36.200 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi các khoản tiết kiệm đầu tư, sửa chữa lớn và tài chính khác, mức lỗ là trên 26.200 tỷ đồng. EVN đề nghị Chính phủ, các bộ chấp thuận khoản lỗ hai năm (2022-2023) là do thực hiện chính sách.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, EVN mua điện đầu vào theo giá thị trường, nhưng bán ra theo giá mà Chính phủ cùng các cơ quan ban ngành quy định. Sau 4 năm tập đoàn này mới được tăng 3% giá điện.

"Nếu mọi người cộng lạm phát của 4 năm vừa rồi thì việc tăng 3% như thế có đủ để bù lại lạm phát không? Chưa kể EVN còn phải đối mặt với những rủi ro như chênh lệch tỷ giá, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Nhà nước đi vay nước ngoài để EVN có thể có tiền xây dựng hạ tầng cung cấp điện. Lúc đó giá 1 USD chỉ khoảng 16.000 đồng, nhưng bây giờ đã lên hơn 24.000 đồng thì khoản chênh lệch tỷ giá đó EVN phải chịu", ông Kiên chia sẻ thêm.

Ngoài ra, theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Kiên, trong lúc đại dịch EVN cũng đã trợ giá điện cho hộ dân với tổng chi phí hơn 16.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, các đơn vị bán điện cho lại khấu chiết khấu giá cho tập đoàn này, vẫn mua giá với như vậy.

H. An (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Lãnh đạo EVN: Giá điện lẽ ra phải 7.000 đồng/KWh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới