Loài Vẹt cực hiếm đã được nhân giống thành công
Dường như ngày nào cũng đều có thông tin về một vấn đề liên quan đến bảo tồn, các loài bị tuyên bố tuyệt chủng và biến mất khỏi đa dạng sinh học của thế giới tự nhiên trên Trái đất.
Dường như ngày nào cũng đều có thông tin về một vấn đề liên quan đến bảo tồn, các loài bị tuyên bố tuyệt chủng và biến mất khỏi đa dạng sinh học của thế giới tự nhiên trên Trái đất. Tuy nhiên, hôm nay, Tạp chí Kinh tế Môi trường mang đến những tin tức tốt lành về bảo tồn từ những người chăm sóc chim ở Vườn thú Chester ở Anh, nơi hai chú Vẹt (Trichoglossus forsteni mitchellii) cực kỳ quý hiếm đã nở.
Những con Vẹt này là một trong những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong tự nhiên, là một phân loài của loài Vẹt ngực đỏ tươi (Trichoglossus forsteni). Một số ít còn lại sống trên các đảo Bali và Lombok ở Indonesia và các nhà bảo tồn chỉ tìm thấy bảy phân loài ở Bali vào năm 2020.
Quần thể này đã bị suy giảm vì tình trạng buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp khiến những con chim này bị săn bắt và dần biến mất khỏi môi trường sống của chúng. Trong các cửa hàng lưu niệm chúng bị biến thành các tặng phẩm màu sắc rực rỡ vô cùng bắt mắt. Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế(IUCN) ghi vào danh sách loài Vẹt ngực đỏ là "có nguy cơ tuyệt chủng", các báo cáo trước đây cho thấy quần thể khoảng 50 con vẫn còn tồn tại.
“Tốc độ phát triển không ngừng của hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đã đẩy loài này đến bờ vực có nguy cơ tuyệt chủng, vì vậy vào năm 2018, các nhà khoa học đã xây dựng một chương trình nhân giống bảo tồn quan trọng, trong đó mỗi sự bổ sung mới đều giúp bảo vệ tương lai của loài này. Zoe Sweetman, Giám đốc Nhóm Vẹt, cho biết trong một tuyên bố gửi tới IFLScience, hiện trên thế giới chỉ còn 12 chú vẹt xinh đẹp này.
May mắn thay, có một quần thể trong mạng lưới an toàn dưới hình thức các cá thể bị nuôi nhốt ở khắp các vườn thú và công viên, điều này có tầm quan trọng sống còn đối với sự tồn tại của loài này trong tương lai. Ở Tchad, một chương trình tái thả thành công từ các cá thể được nuôi nhốt đã chứng kiến loài linh dương sừng kiếm bị hạ cấp từ "tuyệt chủng trong tự nhiên" xuống "có nguy cơ tuyệt chủng" sau khi hơn 500 con được sinh ra.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Chester cho biết một ngày nào đó những loài mới đến quý giá này sẽ tham gia chương trình nhân giống các loài có nguy cơ tuyệt chủng, giúp tăng thêm dân số. Nhóm cũng cam kết làm việc ở Indonesia, vừa để bảo vệ các loài chim vừa để cố gắng thay đổi thái độ xung quanh hoạt động buôn bán động vật hoang dã.
“Nhiều loài chim ở Indonesia phần lớn đã biến mất khỏi nơi ở trong rừng của chúng. Đây là lý do tại sao chúng tôi đã làm việc với các đối tác của mình ở Java, Trung tâm Nhân giống Bảo tồn Cikananga, trong hơn một thập kỷ để giải cứu các loài chim và cung cấp kỹ năng nhân giống chúng tại đất nước của chúng. Một phần của công việc này cũng bao gồm việc làm việc với cộng đồng địa phương để thử và thay đổi văn hóa từ bẫy chim sang giúp bảo vệ chúng, bản thân đây là một nhiệm vụ to lớn", Andrew Owen, Trưởng bộ phận Chim tại Vườn thú Chester cho biết.
Nhóm nghiên cứu cho biết cặp đôi Vẹt mới này đang được theo dõi chặt chẽ, kiểm tra cân nặng thường xuyên đối và họ có kế hoạch xác định giới tính của những con Vẹt non bằng mẫu DNA từ lông của chúng.
Hạ Vy