Chủ nhật, 24/11/2024 08:49 (GMT+7)
Thứ tư, 09/02/2022 14:35 (GMT+7)

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050

Theo dõi KTMT trên

Nhân loại đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn đến từ thảm họa thiên nhiên. Trái Đất được dự báo sẽ phải đối diện với rất nhiều vấn đề nan giải trong mấy thập kỷ tới như biến mất nhiều loài động vật và rừng mưa, hàng triệu người chết đói.

Dự đoán tương lai của Trái Đất cũng giống như dự báo thời tiết: khoảng thời gian dự đoán càng dài thì độ lệch chuẩn càng cao. Đây là những viễn cảnh đáng sợ mà Trái đất sẽ phải đối mặt vào năm 2050.

1. Vô số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng

Một báo cáo của ban Môi trường của Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra, mức độ khai thác, đánh bắt cá trên thế giới đang ở mức 87%. Nếu thế giới tiếp tục duy trì đánh bắt cá ở mức hiện tại, thì vào năm 2050, vô số loài cá sẽ bị tuyệt chủng.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 1
Vô số loại cá chúng ta ăn sẽ tuyệt chủng. (Ảnh minh họa)

Số lượng cá sụt giảm cũng khiến cho những người sống dựa vào nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản bị mất việc làm, ngành xuất khẩu thủy hải sản toàn cầu cũng sẽ thiệt hại nặng nề. Con số này có thể lên tới 129 tỷ USD.

2. Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người

Báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người.

Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 2
Số người tử vong vì ô nhiễm không khí chạm mốc 6 triệu người. (Ảnh minh họa)

Một trong những độc tố đó là ozone mặt đất hay ozone “xấu” - tạo ra bởi phản ứng hóa học giữa oxit nito (NOx) và hợp chất hữu cơ (VOCs) dễ bay hơi dưới sự hiện diện của ánh sáng Mặt trời.

Khí thải từ cơ sở công nghiệp, động cơ xe, dung môi hóa học là nguồn chính của NOx và VOCs. Chất này sẽ khiến người hít phải cảm thấy khó thở, gây ra ho, lâu sẽ gây bệnh hen suyễn.

3. 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng

Bạn có tin, vào thời điểm hiện tại, 1,1 tỷ người (1/6 dân số trên thế giới) đang không có nước sạch để sử dụng và con số này sẽ còn gia tăng.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 3
1/2 dân số thế giới không có nước để dùng. (Ảnh minh họa)

Theo Viện quản lý nước quốc tế, đến năm 2050, con số này sẽ lên đến gần 2 tỷ người, tập trung chủ yếu ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Không chỉ nước sạch, mà một phần lớn nước dùng cho việc tưới tiêu cũng bị đe doạ.

Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất. Với tốc độ tăng trường dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động.

4. Hàng triệu người trên thế giới bị chết đói

Nhiệt độ Trái đất đang dần ấm lên, báo động tình trạng thiếu lương thực trầm trọng đối với các khu vực châu Phi và châu Á, gây hậu quả thảm khốc với người nghèo ở các khu vực này.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 4
Hàng triệu người trên thế giới bị chết đói. (Ảnh minh họa)

Lượng thức ăn trên toàn thế giới hiện đã giảm khoảng 2% và nếu tiếp tục duy trì, trong vòng 10 năm tới, chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực.

Báo cáo của tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc tế lớn nhất thế giới khẳng định, tới năm 2050, sản xuất lương thực sẽ phải tăng tới 60% nhằm bắt kịp với sự thay đổi khí hậu và gia tăng dân số toàn cầu.

5. Những khu rừng mưa sẽ biến mất vĩnh viễn

Bạn có biết, mỗi năm chúng ta mất đi một lượng lớn rừng mưa - đó là hệ quả của việc không ít người đã khai thác, chặt phá rừng bừa bãi.

Mặc dù diện tích chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng ước tính mỗi ngày ít nhất 32.300ha rừng biến mất khỏi Trái đất và ít nhất 32.300ha rừng khác bị suy thoái.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 5
Những khu rừng mưa sẽ biến mất vĩnh viễn. (Ảnh minh họa)

Cùng với sự biến mất các rừng mưa nhiệt đới, hàng trăm loài đã và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Không những thế, khi các khu rừng bị tàn phá, một lượng lớn carbon thải ra bầu khí quyển sẽ càng khiến khí hậu tiếp tục thay đổi.

6. Bão xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn

Ban đánh giá khí hậu quốc gia Mỹ cho biết, số lượng các cơn bão loại 4 và 5 (những loại mạnh nhất) ngày càng gia tăng từ năm 1980. Và theo dự đoán của các chuyên gia, xu hướng này sẽ còn tiếp tục gia tăng theo chiều hướng khó kiểm soát.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 6
Bão xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, biến đổi khí hậu gây ra tình trạng mực nước biển và nền nhiệt tăng cao. Trái đất nóng lên, hơi nước bốc lên nhiều khiến các cơn bão trở nên mạnh và dữ dội đến 300% vào năm 2100.

7. Các thành phố lớn trên toàn cầu bị ngập

Theo các chuyên gia, với tình trạng khí carbon thải ra môi trường không kiểm soát như hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái đất sẽ khiến nước biển tăng lên khoảng 35cm, khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 7
Các thành phố lớn trên toàn cầu bị ngập. (Ảnh minh họa)

Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản.

Cùng với đó, tình trạng mất điện trên diện rộng cũng xảy ra. Đến năm 2050, hơn 50% người dân có khả năng sẽ phải sống trong bóng tối. Tác động này sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ, nhất là ở khu đông dân cư như phía Đông Bắc Mỹ như New York và Philadelphia.

8. Cạn kiệt tài nguyên dầu

Theo các chuyên gia, với lượng cư dân tăng cao, việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ năng lượng cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong tương lai.

'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050 - Ảnh 8
Cạn kiệt tài nguyên dầu. (Ảnh minh họa)

Theo đó, nếu việc sử dụng năng lượng toàn cầu vẫn duy trì ở mức hiện tại thì vào năm 2050, nhu cầu sử dụng dầu tăng 110% - hay 190 triệu thùng dầu được sử dụng mỗi ngày. Cùng với đó, lượng khí thải carbon ra khí quyển tăng gấp 2.

Việc khai thác nguồn năng lượng mới - than - để thay dầu mỏ cũng được mọi người lưu tâm. Tuy nhiên đây là một trong những nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhất thế giới. Do đó, giới khoa học đang đau đầu để đưa ra một phương án khả thi.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết 'Lời tiên tri' về Trái Đất năm 2050. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới