Chiều ngày 24/6, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp trực tuyến với đại diện các đơn vị về việc xây dựng Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020.
Để Luật BVMT 2020 được triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả ngay khi Luật có hiệu lực thi hành, Bộ TNMT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, chuyên gia xây dựng Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (gọi tắt là EPR) là cách tiếp cận chính sách môi trường của họ. Theo đó, trách nhiệm của nhà sản xuất khi tạo ra một loại sản phẩm được mở rộng tới giai đoạn thải bỏ trong vòng đời của sản phẩm đó.
Ngày 11/5, thông qua hình thức họp trực tuyến, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức phiên họp đầu tiên với với Ban soạn thảo, Tổ biên tập để hoàn thiện Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Thường trực Chính phủ thống nhất cần hoàn thiện lại đối tượng đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo tinh thần kế thừa quy định của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính khả thi, triển khai được và hướng đến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo TS Lê Đình Nghị, lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là tất yếu để thực hiện mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững, tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là nguyên vật liệu sản xuất.
Sáng ngày 4/3,Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp trực tuyến về các quy định thủ tục hành chính về môi trường và các vấn đề mới trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
Tại Việt Nam, trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đã quy định lần đầu tiên tại Luật Bảo vệ môi trường 2005 với quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ.
Lãng phí tài nguyên; khiếu kiện liên quan đến đất đai diễn biến phức tạp; thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, bão, lũ, sạt lở đất bất thường đang đặt ra những thách thức lớn cho giai đoạn tới.