Chủ nhật, 24/11/2024 09:27 (GMT+7)
Thứ năm, 29/04/2021 17:42 (GMT+7)

Nguồn thu tài nguyên và môi trường quý 1/2021 đạt 42,2 nghìn tỉ đồng

Theo dõi KTMT trên

Trong quý 1/2021, thu từ tài nguyên và môi trường đạt 42,2 nghìn tỉ đồng. Trong đó, riêng thu từ đất đạt 32,2 nghìn tỷ đồng, đóng góp 12% thu ngân sách Nhà nước.

Nguồn thu tài nguyên và môi trường quý 1/2021 đạt 42,2 nghìn tỉ đồng - Ảnh 1
Thu từ đất trong quý 1/2021 đạt 32,2 nghìn tỉ đồng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết trong quý 1/2021, Bộ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, nhờ đó các nguồn tài nguyên được sử dụng hiệu quả, mang lại nguồn thu lớn và trở thành nguồn lực cho phát triển.

Cụ thể, trong quý 1/2021, thu từ tài nguyên và môi trường đạt 42,2 nghìn tỉ đồng. Trong đó, riêng thu từ đất đạt 32,2 nghìn tỉ đồng (qua đó đóng góp 12% thu ngân sách nội địa) - đây là nguồn đóng góp quan trọng cho ngân sách nhà nước trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Về môi trường, tỉ lệ các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý trong quý 1/2021 tăng 3,52%; tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt khoảng 90,69%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng trong quý 1, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai; đưa vào vận hành và khai thác hiệu quả 10 trạm ra đa thời tiết trên toàn mạng lưới cơ bản bao trùm lãnh thổ Việt Nam; chính thức đưa hệ thống 18 trạm phát hiện giông sét vào triển khai đến các Đài khí tượng thủy văn khu vực.

Mới đây, ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Takio Yamada đã ký Công hàm trao đổi hai phi dự án “Tiếp nhận tàu nghiên cứu khoa học biển” và “Hỗ trợ thiết bị điều tra, khảo sát và phân tích rác thải nhựa đại dương,” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại. Hai phi dự án này được ký kết với hi vọng sẽ góp phần phát huy được năng lực của Việt Nam trong các điều tra, khảo sát cơ bản liên quan tới môi trường biển, tài nguyên biển và giải quyết rác thải đại dương.

Trên cơ sở những kết quả nổi bật đã đạt được, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết trong quý 2/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, môi trường cho phát triển.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như: tập trung xây dựng các quy hoạch đảm bảo hợp lý đồng bộ để định hình không gian phát triển phù hợp với các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; quy hoạch không gian biển quốc gia; triển khai Chiến lược tổng thể tài nguyên số về tài nguyên và môi trường; đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia và Cổng thông tin địa lý quốc gia trong năm 2021.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, dữ liệu nền địa lý quốc gia, dữ liệu lớn như quan trắc, dự báo, dữ liệu viễn thám; triển khai Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; xây dựng đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Hùng Võ

Bạn đang đọc bài viết Nguồn thu tài nguyên và môi trường quý 1/2021 đạt 42,2 nghìn tỉ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới