UNESCO cảnh báo, các sông băng mang tính biểu tượng của Di sản Thế giới sẽ biến mất vào năm 2050. Nghiên cứu phát hiện ra rằng ngay cả khi nhiệt độ tăng giới hạn ở mức 1,5°C, thì gần một nửa số sông băng trên trái đất sẽ biến mất, làm tăng mực nước biển..
Trước đây biến đổi khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các yếu tố tự nhiên, nhưng trong những năm gần đây, nó chủ yếu xảy ra do tác động của con người. Cùng tìm hiểu biểu hiện và nguyên nhân chính gây nên biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học dự báo tình hình biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự hình thành của những con sông khí quyển. Các con sông bay trong khí quyển sẽ mang lại lượng mưa lớn chưa từng có tại khu vực Đông Á trong điều kiện trái đất nóng lên.
Nhiều hậu quả từ nắng nóng đến trẻ nhỏ đã được các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận gần đây. Nhiệt độ cao hơn cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời và làm tăng tỷ lệ nhập viện của trẻ nhỏ.
Ngày 11/1, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố trong "Báo cáo rủi ro toàn cầu năm 2022" rằng cuộc khủng hoảng khí hậu là rủi ro lớn nhất của thế giới trong dài hạn và đại dịch Covid-19 là rủi ro lớn nhất trong trung hạn.
Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Communications Earth and Environment số ra ngày 6/1 đã chỉ ra hầu hết các quốc gia trên Trái Đất có thể phải trải qua những đợt nắng nóng cực đoan với tần suất hai năm một lần vào năm 2030.
Người dân không còn mấy lạ lẫm trước tình trạng nước ngập bất thường như thế này. Tình trạng ngập lụt ở Venice do nhiều yếu tố cộng hưởng từ biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp với nhiệt độ tăng cao, thay đổi lượng mưa và nước biển dâng... là một trong những thách thức lớn đối với nhân loại. Nhiều thành phố trên thế giới có nguy cơ bị "xóa sổ" vĩnh viễn do mực nước biển dâng cao.
Theo cảnh báo của Liên hợp quốc, các mối đe dọa của biến đối khí hậu đối với cuộc sống trên Trái Đất xảy ra có hệ thống, có mối liên hệ với nhau và ở mức độ chưa từng thấy trong lịch sử loài người.
Thuế biên giới carbon là một phần quan trọng trong Thỏa thuận Xanh của EU, một nỗ lực đầy tham vọng nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris về khí hậu.
Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đe dọa đến sự sống của động, thực vật và con người trên khắp hành tinh. Các nhà khoa học cảnh báo, nước biển dâng cùng với nhiệt độ Trái đất gia tăng có thể gây nhiễu loạn hệ sinh thái, tác động đến động vật ký sinh và vật trung gian truyền bệnh khiến bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người.
Một nghiên cứu mới đây của McKinsey Global Institute (MGI) cho thấy, các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Nhiệt độ trung bình toàn cầu khả năng sẽ tăng thêm khoảng 2,3-4,5 độ C nếu lượng khí thải CO2 trong không khí tiếp tục xu hướng hiện nay, tức là gấp đôi so với các mức của thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà chức trách Nam Phi đã thực hiện cưa sừng tê giác để ngăn chặn tình trạng săn bắt tê giác trái phép; Tổng thống Nga Putin đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để huy động thêm nguồn lực xử lý sự cố tràn dầu... là những tin tức quốc tế nổi bật trong tuần qua.