Chủ nhật, 24/11/2024 08:13 (GMT+7)
Thứ hai, 05/10/2020 16:46 (GMT+7)

Những dòng sông châu Á đang ‘chết’ dần

Theo dõi KTMT trên

Biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, dân số gia tăng và sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát đang gây ra sức ép nặng nề cho các dòng sông tại châu Á.

Hàng tỉ người đã và đang phải sinh sống dựa vào các con sông lớn của châu Á như Brahmaputra, Mê Kông hay Dương Tử (còn gọi là Trường Giang) cùng các sông ngòi, kênh rạch nhỏ hơn.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, bất ổn chính trị, dân số gia tăng và sự phát triển vượt ngoài tầm kiểm soát đang gây ra sức ép nặng nề cho các dòng sông lớn chảy qua một số quốc gia đông dân bậc nhất thế giới, cũng như chính cuộc sống của người dân nơi đây.

10 con sông lớn của châu lục khởi nguồn từ Tây Tạng, đang tạo ra những thách thức đặc thù và đòi hỏi sự hợp tác quốc tế nếu dân số châu Á bùng nổ trong thế kỷ tới.

Những dòng sông châu Á đang ‘chết’ dần - Ảnh 1
Sông Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực. (Ảnh: Internet)

Con sông nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là sông Mê Kông, trải dài qua năm quốc gia trong khu vực. Đây cũng là con sông dài thứ 12 trên thế giới, là nguồn nước chính cho nhu cầu sinh hoạt, cá và nông nghiệp cho hàng triệu người. Tuy nhiên, điều mà nhiều người không biết về nó, do chứa nhiều rác thải, hiện Mê Kông đang trở thành một trong những con sông ô nhiễm nhất trong khu vực.

Sông Marilao chảy qua Metro Manila ở Philippines có mức độ ô nhiễm cao đang gây nhiều lo ngại cho cả chính phủ Philippines cũng như thế giới. Các vật thể nguy hiểm, không thể tái chế như chai nhựa, dép cao su, và vô số những chất thải khác được tìm thấy trên sông. Các sản phẩm chất thải công nghiệp độc hại được đổ xuống sông mỗi ngày, trong khi rác thải sinh hoạt cũng được vứt vào Marilao với số lượng rất lớn.

Những dòng sông châu Á đang ‘chết’ dần - Ảnh 2
Sông Marilao chảy qua Metro Manila ở Philippines có mức độ ô nhiễm cao. (Ảnh: Internet)

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ô nhiễm ở các con sông của Metro Manila rất cao đến nỗi chúng nó thể được coi là “cống mở”. Nguyên nhân chính là chất thải dân cư chưa được xử lý chảy trực tiếp vào các mạch nước. Theo thống kê chính thức, chỉ có 20 - 30 % hộ gia đình của thành phố được kết nối với hệ thống thoát nước. 70 % còn lại của các hộ gia đình có bể tự hoại, tức là có rất nhiều trường hợp rò rỉ chất thải vào tầng nước ngầm.

Một con sông khác trong khu vực là Citarum chảy qua tỉnh Tây Java của Indonesia. Sông Citarum là một nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ cho nông nghiệp, cấp nước, công nghiệp, thủy sản và sản xuất điện.

Tuy nhiên, hiện tại nó chứa đầy hàng tấn chất thải sinh hoạt, công nghiệp và mức thủy ngân trong con sông này cao gấp 100 lần so với những con sông bình thường. Ngoài ra, còn có ba đập nhà máy thủy điện dọc theo sông nhưng với vấn đề ô nhiễm trầm trọng hơn, các nhà máy này sẽ không thể hoạt động. Do đó, khiến các cộng đồng xung quanh sống mà không có điện.

Các con sông khác trong khu vực cũng đang đối mặt với ô nhiễm bao gồm: sông Irrawady ở Myanmar, Chao Phraya ở Thái Lan và Kinabatangan ở Malaysia.

Còn tại Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới đang phải đối mặt với những thách thức của riêng mình.

Qua nhiều thập kỷ phát triển kinh tế “nóng,” sông Dương Tử, con sông dài thứ ba thế giới, đang bị tổn thương nặng nề vì hóa chất độc hại, nhựa và rác thải, đe dọa nguồn nước uống của gần 400 triệu dân, tương đương 1/3 dân số Trung Quốc.

Nhằm bảo vệ sông Dương Tử dài nhất Trung Quốc, từ năm 2016 đến nay, giới chức chính quyền tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, đã đóng cửa khoảng 3.000 nhà máy gây ô nhiễm nặng trong khu vực.

Những dòng sông châu Á đang ‘chết’ dần - Ảnh 3
Sông Hằng từ dòng sông linh thiêng trở thành sông ô nhiễm. (Ảnh: Internet)

Sông Hằng, con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ với chiều dài 2.510 km (tương đương 1.556 dặm) bắt nguồn từ dãy Himalaya cũng bị ô nhiễm bởi rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt tới mức những người mộ đạo trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính nguồn nước đó. Ban Kiểm Soát Ô nhiễm Ấn Độ đã đo được số lượng coliform – một nhân tố chỉ thị khi nước bị nhiễm phân – tại một bờ sông, nơi tổ chức hội thi bơi truyền thống, cao gấp 16 lần mức cho phép có thể bơi được.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Những dòng sông châu Á đang ‘chết’ dần. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới