Chủ nhật, 24/11/2024 08:35 (GMT+7)
Thứ tư, 22/05/2024 17:50 (GMT+7)

Nợ xấu tăng tới hơn 14% trong quý I, lợi nhuận ngân hàng dự báo giảm

Theo dõi KTMT trên

Theo kết quả kinh doanh quý I/2024 của các ngân hàng cho thấy, áp lực nợ xấu các nhà băng tiếp tục tăng cao. Trong 28 ngân hàng có tới 224.146 tỷ đồng nợ xấu, tăng đến hơn 14% cuối năm 2023.

Nợ xấu tăng cao đang trở thành mối lo ngại lớn của các ngần hàng. Vấn đề này cũng đã nhiều lần được các lãnh đạo của cơ quan tổ chức tín dụng nhắc đến. Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ngành đã tăng từ mức 2% trước đó lên hơn 4% vào năm 2023.

Áp lực nợ xấu từ báo cáo quý I của các nhà băng mới đây cũng cho thấy tình hình đang xấu hơn. Cụ thể, theo thống kê từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024, với tổng nợ xấu là 224.146 tỷ đồng, tăng đến hơn 14% cuối năm 2023. Số dư nợ xấu của 26/28 nhà băng đã tăng so với cuối năm rồi.

Trong đó, BIDV, VietinBank, NCB, Vietcombank, MB Bank, SHB, Sacombank, VIB, HDBank là những ngân hàng dẫn đầu về nợ xấu nhất 3 tháng đầu năm 2024.

Nợ xấu tăng tới hơn 14% trong quý I, lợi nhuận ngân hàng dự báo giảm - Ảnh 1

Đối với BIDV, số dư nợ xấu của ngân hàng này đã tăng 20,7 điểm phần trăm, đạt mức 27.000 tỷ đồng. Ngân hàng VietinBank cũng tăng 22,8 điểm phần trăm, leo lên ngưỡng 20.401 tỷ đồng.

“Quán quân lợi nhuận” Vietcombank thường nằm trong nhóm có chất lượng tài sản tốt trong ngành cũng có thêm hơn 3.004 tỷ đồng nợ xấu sau 3 tháng đầu năm, tương đương mức tăng 24,1 điểm phần trăm, đạt 15.459 tỷ đồng.

Ngân hàng MB Bank cho biết nợ xấu sau quý kinh doanh đầu năm đã đạt 15.294 tỷ đồng, tức tăng 56 điểm phần trăm. Bám sát MB Bank là ngân hàng SHB giảm 0,2 điểm phần trăm nợ xấu xuống mức 13.215 tỷ đồng.

Tương tự, những ngân hàng có số dư nợ xấu lớn nhất ngành trong thời gian qua là: Sacombank (11.401 tỷ đồng); VIB (9.633 tỷ đồng); HDBank (8.152 tỷ đồng)…

Xét về tốc độ tăng trưởng, MB Bank là ngân hàng có mức tăng trưởng nợ xấu lớn nhất ngành, lên đến 56 điểm phần trăm. Kế đến là VietABank là 52,6 điểm phần trăm; KienlongBank là 30,9 điểm phần trăm…

Nợ xấu tăng tới hơn 14% trong quý I, lợi nhuận ngân hàng dự báo giảm - Ảnh 2

Theo các chuyên gia, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng nhất định tới lợi nhuận. Trong bối cảnh hiện nay, “phòng thủ” trước nợ xấu là vấn đề cần được các ngân hàng quan tâm. Bởi kết quả điều tra tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho thấy, mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng được các tổ chức tín dụng dự báo tiếp tục tăng trong quý 2/2024 nhưng với xu hướng tăng chậm lại.

Hơn nữa, thực tế cho thấy, hệ thống doanh nghiệp đang tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn về đứt gãy chuỗi cung ứng do nhiều căng thẳng địa chính trị trên thế giới chưa giảm sức nóng. Còn trong hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá biến động, lạm phát còn tăng cao, nhu cầu và chi tiêu tiêu dùng chưa phục hồi mạnh trở lại… cũng đang ảnh hưởng tới số lượng và giá trị đơn hàng của doanh nghiệp.

Với tình hình tín dụng tăng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng cao, nhiều ngân hàng thương mại đã kiến nghị NHNN kéo dài thời hạn Thông tư 02/2023/TT-NHNN về cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Bởi theo quy định, Thông tư 02 sẽ hết hiệu lực vào ngày 30/6/2024.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi Thông tư 02 hết hiệu lực, chắc chắn mức nợ xấu sẽ tăng lên rất cao, vì hiện nay, khi được gia hạn, tỷ lệ nợ xấu đã cao vượt quy định.

Vị chuyên gia này cho hay, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất vay, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Thế nhưng, lãi suất huy động sẽ phải tăng lên từ từ theo điều chỉnh của thị trường và từ tháng 4 đến nay đã có nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất huy động, do lượng tiền gửi trong ngân hàng đang sụt giảm. Muốn giữ lãi suất cho vay ở mức thấp, ngân hàng phải có mức lãi suất huy động ở mức thấp. Do đó, lãi suất huy động có thể tăng ở một số kỳ hạn, thường là kỳ hạn dài trên 1 năm.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Đại học Kinh tế TP.HCM đưa ra cảnh báo về rủi ro về nợ xấu khi thông tư này hết hiệu lực. Khi đó, nếu các doanh nghiệp không phục hồi, rủi ro nợ xấu có thể tăng lên sau đó, ảnh hưởng tiêu cực đến cả doanh nghiệp, bên vay và tổ chức tài chính. Do đó, ngành ngân hàng nên tập trung xử lý nợ xấu một cách đúng nghĩa, chứ không phải là che đi con số thực tế. Để giải quyết nợ xấu, có hai vấn đề cần quan tâm là dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp và thanh lý tài sản đảm bảo.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Nợ xấu tăng tới hơn 14% trong quý I, lợi nhuận ngân hàng dự báo giảm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới