Chủ nhật, 24/11/2024 08:52 (GMT+7)
Thứ bảy, 14/03/2020 06:13 (GMT+7)

Ô nhiễm đại dương - Rùa biển bị 'hấp hẫn' bởi rác thải nhựa

Theo dõi KTMT trên

Hàng năm, có hàng trăm con rùa bị chết do ăn phải rác thải nhựa. Điều này đang trở nên nghiêm trọng khi có khoảng 10 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm.

Ô nhiễm đại dương - Rùa biển bị 'hấp hẫn' bởi rác thải nhựa - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Rùa biển có một thói quen là nuốt chửng những vật thể lơ lửng bằng nhựa trôi nổi trên biển. Những mảnh nhựa này bị mắc kẹt lại trong cổ họng và dạ dày của chúng. Nhựa không thể bị phân hủy bởi các enzyme tiêu hóa của động vật. Các mảnh vụn bị mắc kẹt trong dạ dày của chúng, sẽ ngăn chúng nuốt thức ăn đúng cách và có thể dẫn đến chết đói.

Có ý kiến cho rằng, rùa biển nhầm lẫn túi nhựa là sứa, thức ăn chính của sinh vật này. Tuy nhiên, rất nhiều những vật liệu bằng nhựa khác trông không giống sứa cũng xuất hiện trong dạ dày của rùa biển.

Các nhà khoa học đã sắp xếp cho 15 cá thể rùa biển vào trong bể có 4 ống dẫn chứa các mùi khác nhau: hơi nước từ nước khử ion; mùi của thức ăn cho rùa làm từ tôm và bột cá; mùi của một chai nhựa sạch xắt thành mười mảnh; và mùi của một chai tương tự đã được giữ trong đại dương trong năm tuần để cho phép tảo và vi khuẩn phát triển trên đó.

Rùa biển đã bỏ qua ống mùi của nước khử ion và mùi của các mảnh nhựa sạch để tìm đến 2 ống dẫn có mùi của viên thức ăn và chai nhựa trong đại dương, sau đó những con rùa đã có phản ứng như thể là mùi của thức ăn vậy.

Đây được cho là lý do chính khiến cho rùa biển tưởng nhầm rác thải nhựa là thức ăn.

Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy hơn 60% loài rùa trên thế giới bị đe dọa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.

Hai thế kỷ trước, rùa biển ở biển Caribbean ước tính lên tới hàng chục triệu con. Nhưng số lượng rùa đã giảm còn lại hàng chục nghìn cá thể trong thời gian gần đây.

Trên toàn cầu, ước tính có hơn 100 triệu động vật biển bị giết mỗi năm bởi chất thải nhựa. Bao gồm các loài rùa biển, cá, hải cẩu và chim...

Không thể phủ nhận rằng nhựa là một vật liệu hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, việc sử dụng nó không nên làm tổn hại đến môi trường vì rõ ràng chúng ta không thể đối phó với lượng chất thải nhựa mà chúng ta tạo ra. Do đó, mọi người cần nâng cao nhận thức về việc tiêu thụ nhựa cũng như hướng tới các giải pháp khả thi hơn trong tương lai.

Quang Huy

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm đại dương - Rùa biển bị 'hấp hẫn' bởi rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới