Chủ nhật, 24/11/2024 10:33 (GMT+7)
Thứ ba, 05/09/2023 15:55 (GMT+7)

Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3)

Theo dõi KTMT trên

Không thể trụ được trên chính mảnh đất cha ông bao đời nay, người dân thôn Đồng Om kêu cứu đòi quyền được sống trong môi trường trong lành. Thế nhưng đổi lại là sự im lặng của chính quyền địa phương.

Người dân kêu cứu

Sau thời gian dài tìm hiểu của Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường việc khai thác đá của các mỏ đá ở Lương Sơn, Hòa Bình hầu như vấp phải sự phản đối của người dân do việc không đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, xay nghiền, vận chuyển đá làm vật liệu xây dựng.

Việc nổ mìn ở vị trí gần nhà dân không chỉ gây dung chấn, mà còn kéo theo bụi, đá bắn vào nhà dân như ở Tân Vinh, Liên Sơn, Thành Lập… Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân địa phương.

Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3) - Ảnh 1
Đơn thư kêu cứu của người dân thôn Đồng Om.

Nếu như ở các xã khác mỏ khai thác đá nằm rải rác thì tại thôn Đồng Om, xã Cao Dương được coi là thủ phủ của mỏ khai thác đá. Chỉ trong một không gian nhỏ nhưng có tới cả chục mỏ đá bao quanh thôn Đồng Om chỉ với vài chục nóc nhà.

Vấn đề ô nhiễm môi trường tại xã Cao Dương đã được người dân địa phương phản ánh từ những năm 2022.

Cuộc sống của người dân bao đời nay nơi đây vốn yên bình, trong lành cho tới khi các mỏ đá được cấp phép khai thác liền bị đảo lộn. Bà Bạch Thị Dậu (48 tuổi) cho biết: "Đã nhiều năm nay nhà tôi không bao giờ dám mở cửa, con cháu cũng chẳng dám về nhà, chồng tôi thì bệnh tật đau ốm suốt không chỉ bụi mà tiếng ồn máy móc khai thác đá, tiếng mìn nổ cũng đủ bị bệnh rồi. Mỗi lần nổ mìn xong cả xóm không chỉ dung lắc như động đất mà còn bao phủ lớp bụi trắng xóa mù mịt không thở nổi".

Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3) - Ảnh 2
Không chỉ bụi phủ kín mà khi nổ mình đá còn bay vào cả nhà dân.

Còn bà Vi Thị Yến (50 tuổi) cũng cho biết: “Nhiều hôm nổ quả lớn nhà rung lên, rơi vỡ mái nhà, bụi trùm kín cả nhà cửa, ruộng vườn của gia đình tôi và các hộ xung quanh. Ngày nổ mìn, tối thì nghiền đá, nhà cách nơi đất, đá ào ào đổ xuống chỉ chừng 50 m, con cái cũng không tập trung học bài được. Người dân chúng tôi cần là sự bình yên, sức khỏe. Chúng tôi chỉ mong muốn được chuyển đến nơi nào tránh xa mỏ khai thác đá”.

Những năm qua người dân thôn Đồng Om đã nhiều lần gửi đơn thư kêu cứu kên các cấp chính quyền từ xã lên huyện nhưng rồi chỉ thấy các đoàn về kiểm tra rồi đâu lại vào đấy. Cực chẳng đã người dân đã phải dùng cành cây, đất đá ngăn đường vào mỏ, lần nào cũng vậy lãnh đạo xã, huyện xuống hứa hẹn rồi cũng chẳng có động thái để các mỏ đá hay cơ quan chức năng có trách nhiệm với người dân.

Sự im lặng của UBND huyện Lương Sơn

Trước thực trạng trên, Nhóm Phóng viên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường đã liên hệ với các sở ngành, UBND tỉnh Hòa Bình. Ngày 4/8/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liên đã có văn bản số 6456/VPUBND chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường cùng các cơ quan liên quan cung cấp thông tin cho Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh. Sau đó, Phóng viên cũng đã có những buổi làm việc với Sở Tài nguyên Môi trường và được cung cấp các thông tin theo quy định.

Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3) - Ảnh 3
Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh Hòa Bình.

Tuy nhiên, đối với UBND huyện Lương Sơn, cho dù Phóng viên đã nhiều lần liên hệ, đặt giấy giới thiệu, nội dung làm việc và được văn phòng UBND hướng dẫn liên hệ với ông Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn để làm việc. Sau đó, ông Đức chuyển về Phòng tài nguyên môi trường cho ông Nguyễn Khắc Yến làm việc với cơ quan báo chí (Mặc dù không có giấy ủy quyền làm việc theo quy định tại Điều 3, nghị định 09/2017/NĐ-CP, về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí). Sau đó, phóng viên cũng không thể nào liên hệ làm việc được với ông Yến.

Như vậy, những vấn đề nóng về khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường trên địa bàn mình trực tiếp quản lý nhưng UBND huyện Lương Sơn đã chọn cách im lặng và né tránh.

Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3) - Ảnh 4
Đường dân sinh dẫn vào các mỏ khai thác đá tại thôn Đồng Om.

Còn đối với UBND xã Cao Dương, khi PV đề cập đến việc có bao nhiêu doanh nghiệp đủ điều kiện pháp lý về đất đai, môi trường khai thác đá trên địa bàn thì cả Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa chính, môi trường đều không nắm được. 

Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường sẽ tiếp tục thông tin!

Văn Dân - Kiên Giang

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm ở Lương Sơn - Hòa Bình: Sự im lặng đến khó hiểu của chính quyền địa phương (Bài 3). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới