Ðể khắc phục những bất cập về cơ chế, chính sách trong công tác thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt, rất cần được triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện thu gom, phân loại rác tại nguồn, góp phần bảo vệ môi trường.
Dự án “Vì sông Mê Kông không rác-Thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi" cùng với chính quyền cần tiếp cận sâu sát hơn với các cộng đồng dân cư, mở rộng các mô hình phân loại rác tại nguồn để giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Bằng cách làm sáng tạo, Hội Phụ nữ phường Hòa An, Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng đã tích cực phân loại rác tại nguồn và tận dụng gây quỹ tạo ra những bữa cơm “0 đồng” ấm áp cho những người khó khăn.
Triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn nhằm giúp cộng đồng dân cư nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, đưa xã Bình Tường về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao trong năm nay.
Hiện nay, vấn đề xử lý rác thải đang tạo ra nhiều thách thức khi Việt Nam chủ yếu xử lý bằng phương pháp chôn lấp và việc hiện thực hóa phương châm “rác là tài nguyên” vẫn tiếp tục khó khăn.
Muốn biến rác thành tài nguyên, không phát sinh thêm những hệ lụy đối với môi trường thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải phân loại rác tại nguồn. Theo đó, các mô hình thu gom rác thải tại nguồn ở Bình Định đã đem lại những kết quả tích cực.
Theo ông Nguyễn Hưng Thịnh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài Nguyên và Môi trường), ngày 25/8 tới đây chưa xử phạt trường hợp không phân loại rác tại nguồn.
Việc thực hiện phân loại rác tại nguồn không chỉ thúc đẩy hoạt động của các ngành công nghiệp tái chế, giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường mà còn có thể làm thay đổi công nghệ xử lý rác.
Từ năm 2020, xã Thành Lợi (Vụ Bản, Nam Định) đã triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn. Việc phân loại rác thải tại nguồn đang dần trở thành thói quen của người dân Thành Lợi.
Nhận thấy rõ yêu cầu bức thiết BVMT thông qua phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã dành 6 điều quy định rõ ràng về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm,..
Theo chỉ đạo của TP, các quận, huyện có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng hướng dẫn và triển khai phân loại rác thải sinh hoạt theo lộ trình phù hợp, triển khai thí điểm tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, công tác thu gom...
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020, từ ngày 1/1/2022 người dân phải tiến hành phân loại rác tại nguồn. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, người dân sinh sống trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn chưa thể thực hiện việc phân loại rác tại nguồn.
Từ ngày 1/1/2022, Luật BVMT năm 2020 bắt đầu có hiệu lực. Luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV với nhiều nội dung mang tính đột phá.
Từ tháng 1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và hàng loạt các chính sách môi trường (hướng dẫn về thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, chất thải y tế) bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Để bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, cần từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh.
Bảo vệ môi trường nông thôn đang là vấn đề "nóng" được các địa phương tập trung xử lý trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ đó đặt ra mục tiêu và những giải pháp chung cho vấn đề xử lý rác thải hiệu quả ở Việt Nam.
Theo GS.TS Đặng Kim Chi, thực hiện phân loại rác tại nguồn đem lại rất nhiều ý nghĩa, không chỉ thúc đẩy hoạt động của các ngành công nghiệp tái chế, giảm thiểu đáng kể lượng rác thải ra môi trường, mà còn có thể làm thay đổi công nghệ xử lý rác.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, kế hoạch nhằm đảm bảo tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng đạt trên 12%. Đồng thời có trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và trường học được tuyên truyền, hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
Hàng loạt giải pháp nhằm giải quyết vấn đề xử lý rác thải tại TP.HCM được đưa ra, trong đó có công nghệ điện rác. Tuy nhiên, đến nay, nhiều nhà máy điện rác đã khởi công nhưng chưa thể hoạt động.
Nhằm đẩy mạnh việc triển khai phân loại chất thải rắn, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản số 4607/UBND-KTN về việc tiếp tục thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh.