Từ những phế liệu tưởng chừng bỏ đi như chai nhựa, vỏ lon, bìa các tông… nhiều trường học ở huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã tái chế thành những lọ hoa, kệ đựng sách, bóng đèn… cho các lớp học.
“Đổi pin lấy cây” là một hoạt động ý nghĩa, nhằm mục tiêu nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc làm tái sinh các sản phẩm pin đã hết niên hạn sử dụng cũng như phân loại rác thải điện tử.
Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã ban hành văn bản về việc phân công nhiệm vụ thực hiện các giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn theo Chỉ thị 41/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố.
Rác thải hiện nay đang là vấn đề lớn có tính chất toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống nếu không được xử lý triệt để. Tuy nhiên, với một số nước phát triển họ đã có những công nghệ xử lý rác hiện đại và trở thành nước sạch nhất thế giới.
Rác chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Tuyên truyền về lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này.
Xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nan giải ở nước ta hiện nay. Vì vậy, việc phân loại rác tại nguồn là cách làm khoa học và thiết thực góp phần xử lý và tái chế rác thải hiệu quả.
Quy định người dân có thể bị phạt và từ chối thu gom nếu không tự phân loại rác tại nguồn đã phản ánh quyết tâm của Chính phủ trong việc hình thành nếp sống mới trong xử lý rác thải. Tuy nhiên, liệu có thể thay đổi thói quen của người dân?
Theo GS.TS Đặng Đình Đào, việc phát triển kinh tế tuần hoàn đem lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho doanh nghiệp thông qua các khoản đầu tư. Đây đồng thời cũng là trách nhiệm xã hội buộc các doanh nghiệp phải tham gia.
Các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang hướng đến phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết thách thức giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, “không đánh đổi” tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Liên quan đến việc đấu thầu đơn vị vệ sinh môi trường trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, quận đã chuẩn bị xong hồ sơ dự toán, từ 1/12 thông báo hồ sơ mời thầu và xét duyệt vào tháng 12.
Việc phân loại rác tại nguồn là chủ trương đúng đắn, vừa mang lại nhiều lợi ích kinh tế vừa đáp ứng được vấn đề giảm tải đối với môi trường, vừa tận dụng tài nguyên.
Theo quy hoạch của TP.Hà Nội, hơn 2.000 hộ dân quanh bán kính 500 m bị ảnh hưởng từ bãi rác Nam Sơn sẽ được di dời đến các khu tái định cư, cách bãi rác từ 1 đến 7 km.
Theo dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nếu không phân loại rác.
Trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất kinh doanh, việc khởi động và nhân rộng chương trình phân loại rác tại nguồn được coi là “nút thắt” quan trọng nhất trong quản lý rác thải nhựa.
Nhiều năm qua, TP.HCM đã triển khai hàng loạt giải pháp, mô hình thí điểm, tuy nhiên chương trình thu gom, phân loại rác tại nguồn (PLRTN) vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước là khoảng 16 triệu tấn/năm, ước tính mỗi năm tăng thêm 10%. 70% số rác thải này được xử lý bằng hình thức chôn lấp, nghĩa là hình thức “đơn giản” nhất, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm rất lớn. Vì vậy, câu chuyện quản lý và xử lý rác thải tại các địa phương chưa bao giờ hết “nóng”.