Chủ nhật, 24/11/2024 08:13 (GMT+7)
Thứ năm, 16/11/2023 16:46 (GMT+7)

Quảng Ninh được phép sử dụng 12 triệu m3 thải than làm vật liệu san lấp

Theo dõi KTMT trên

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, ông Ngọc Thái Hoàng cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã cho phép tỉnh Quảng Ninh sử dụng hơn 12 triệu m3 đất đá thải mỏ trong quá trình khai thác than làm vật liệu san lấp.

Theo ông Hoàng, trữ lượng 4 bãi thải được cấp phép làm vật liệu san lấp gồm Tây Khe Sim 3,5 triệu m3, bãi khu I của mỏ nam Tràng Bạch hơn 4,7 triệu m3, Bãi Núi Béo trữ lượng 0,7 triệu m3, Suối Lại 3,5 triệu m3.

Bên cạnh đó hai khu bãi thải với hơn 21 triệu tấn là Cọc Sáu và Nam Tràng Bạch (giai đoạn 2) đang chờ được Bộ TN&MT cho phép sử dụng. Dự kiến với số phế thải trong khai thác than sẽ dùng để san lấp dự án Hạ Long Xanh, nhu cầu  300 triệu m3 vật liệu.

Quảng Ninh được phép sử dụng 12 triệu m3 thải than làm vật liệu san lấp - Ảnh 1
Một góc Khu đô thị Ao Tiên (Quảng Ninh) được ghi nhận có đất đá thải mỏ.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đang tiến hành thủ tục xin cấp phép để sử dụng khoảng 35 m3 xỉ nhiệt điện để làm vật liệu san lấp. Trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 7 nhà máy nhiệt điện đã xây dựng đề án xử lý, tiêu thiệu tro, xỉ, các chỉ số quan trắc đảm bảo không có thành phần nguy hại.

Hiện hai nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 , Thăng Long đang cung cấp khoảng 3,5 triệu m3 tro xỉ làm vật liệu san lấp cho một số dự án ở Quảng Ninh. 

Theo thống kê, hằng mong các mỏ than ở Quảng Ninh thải ra khoảng 150 triệu m3, vừa gây ô nhiễm môi trường vừa gây lãng phí hàng nghìn ha đất. Nguy cơ sạt lở vào mùa lũ cũng tăng lên. Trong khi đó mỗi năm tỉnh lại thiếu lượng lớn vật liệu san lấp cho các dự án, cụ thể là khoảng 130 triệu m3 khi các mỏ đất đồi chỉ đáp ứng khoảng 25 % nhu cầu. 

Trước thực tế trên, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cùng tỉnh Quảng Ninh đã nhiều lần xin Bộ TN&MT cho sử dụng phế thải trong khai thác than làm vật liệu san lấp. Do vướng mắc pháp lý và yêu cầu kiểm soát chất độc hại mà đến nay Bộ mới đồng ý. 

Căn cứ vào pháp luật về khai thác khoáng sản, đất đất đá thải của mỏ than là khoáng sản đi kèm. Trường hợp muốn khai thác, các cá nhân, tổ chức phải báo cáo Bộ TN&MT để xin cấp phép, sau đó thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật. 

Trao đổi với PV Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, TS. Nguyễn Thành Sơn (nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án Than đồng bằng Sông Hồng của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) từng nhận định, xét về mặt kinh tế, việc Quảng Ninh sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp một số dự án, công trình ven biển là một hướng đi đúng.

"Nhiều công trình, nhiều dự án lớn tại Quảng Ninh được xây dựng nhờ vào sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp. Chúng ta vừa có thể tận dụng được khối lượng lớn đất đá thải mỏ, vừa có thêm được quỹ đất đáng kể cho phát triển kinh tế", ông Sơn phân tích.

Liên quan đến việc cử tri và nhân dân tỉnh Quảng Ninh bày tỏ sự lo lắng về việc sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp một số dự án, công trình ven biển có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực liên quan đến môi trường, TS. Nguyễn Thành Sơn cho rằng, sử dụng đất đá thải mỏ làm vật liệu san lấp không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Quảng Ninh được phép sử dụng 12 triệu m3 thải than làm vật liệu san lấp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới