Khoảng 85% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, còn khoảng 15% được sử dụng cho các mục đích khác; trong đó có đốt rác để phát điện.
Dự án xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung tại huyện Vân Canh "chết lâm sàng" khi vừa mới phôi thai; phương tiện thu gom rác còn thiếu; công trình xử lý rác chưa bảo đảm; bãi tập kết rác gây ô nhiễm; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế. Đó là những khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường mà huyện Vân Canh trăn trở đang tìm hướng xử lý.
Từng đoàn xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải hoạt động rầm rộ dọc quốc lộ 12C chạy xuống Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh), khiến tuyến đường này nhếch nhác, bụi bẩn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.
Khẩu trang bị vứt bỏ đang chất đống trên các bãi biển của HongKong, các nhóm môi trường cảnh báo rằng chất thải đang là mối đe dọa lớn đối với sinh vật biển và môi trường sống hoang dã.
Ngày 11/3, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ công bố các mục tiêu cắt giảm rác thải mới và các đạo luật đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm bền vững để đảm bảo hàng hóa được bày bán tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) có thể tái chế và được thiết kế mang tính bền vững hơn.
Lâu nay, chúng ta vẫn tồn tại quan niệm, chất thải là thứ bỏ đi, không còn giá trị sử dụng. Đã đến lúc, Việt Nam cần thay đổi cách ứng xử với chất thải, tận dụng lợi ích của chất thải để giảm gánh nặng xử lý, đồng thời, hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm soát hành vi vi phạm như đổ trộm, thu gom trộn lẫn các loại rác thải... trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Rác thải điện tử là những sản phẩm điện hoặc điện tử đã hư hỏng, lỗi thời... Loại rác này là mối lo ngại lớn trên toàn cầu. Nếu không có sự kiểm soát, các chất độc trong rác điện tử có thể ngấm vào đất hoặc các mạch nước ngầm, gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Dự thảo luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi đang được Tổng cục Môi trường soạn thảo đã đề xuất sửa đổi theo hướng coi rác thải là tài nguyên và hộ gia đình xả nhiều chất thải rắn hơn sẽ phải trả nhiều tiền hơn.
Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh những nơi tụ tập đông người - đó là những khuyến cáo y tế để đối phó với dịch Covid-19. Thế nhưng trong khi người người khẩu trang, nhà nhà đóng cửa, thì vẫn có những người chấp nhận ngày ngày đối diện trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm. Đơn giản vì đó là công việc của họ.
Con đường ven sông Hồng thuộc phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) vốn là nơi tập kết rác thải, nay đã "lột xác" và trở nên đẹp đẽ bởi những tác phẩm nghệ thuật được tạo nên từ... rác.
Câu chuyện cảnh quan môi trường bị khai thác quá mức không còn là chuyện mới. Nhưng dường như những cảnh báo, những khuyến nghị vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả, hiệu lực như mong muốn. Đâu là lời giải cho thực trạng này? Phóng viên đã trao đổi với bà Nguyễn Bích Hiền – cán bộ chương trình của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) tại Việt Nam.
Ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người cũng như các loài động, thực vật sinh sống trên Trái Đất. Do đó, đã có nhiều sáng kiến và phát minh được đưa ra để góp phần làm sạch môi trường và cứu lấy hành tinh.
Rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nan giải tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kinh nghiệm nhiều quốc gia cho thấy, họ đã tận dụng hiệu quả rác thải, biến rác thải thành tài nguyên, mang lại giá trị kinh tế lớn và phục vụ cho đời sống con người.
Trong khi nhà nhà vui vẻ đón Tết, những người công nhân vệ sinh môi trường vẫn ngày đêm phơi nắng, phơi sương làm sạch phố phường, càng những ngày lễ tết, lượng rác càng nhiều và… họ sợ Tết.
Việc phát triển du lịch xanh là thực sự cần thiết, đây cũng nên là định hướng lâu dài cho du lịch Việt Nam trong điều kiện đầy biến động của môi trường.