Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế,... đe dọa đến sự sống của con người và khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm.
Muscovite Polina Cherpovitskaya, nhà thiết kế người Nga, sản xuất trang sức từ rác thải nhựa tái chế nhằm nâng cao nhận thức của mọi người về các vấn đề môi trường.
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilon, nhiều quốc gia trên thế giới đã nỗ lực đưa ra các chính sách phù hợp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2011 cho đến nay, thông qua hoạt động phân loại rác tại nguồn được phát động trong các chi hội khu dân cư, Hội LHPN quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đã xây dựng quỹ học bổng “Ước mơ xanh” giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi được đến trường từ nguồn thu trong việc thu gom và phân loại rác thải tái chế.
Vào mỗi cuối tuần, một nhóm tình nguyện viên sẽ đi dọc theo bờ biển của khu nghỉ mát Tioman ở Malaysia để thu gom rác thải nhựa trôi dạt trên các bãi biển cát trắng của hòn đảo nằm cạnh Biển Đông.
Đại dương đang là nơi hứng chịu lượng rác thải nhựa khổng lồ. Ước tính lượng rác thải nhựa đổ xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
Đại dịch Covid-19 đang khiến cho những sản phẩm làm từ nhựa để phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm và chữa bệnh trên toàn cầu tăng vọt. Một hệ lụy kéo theo chính là sự gia tăng của rác thải nhựa.
Dữ liệu ngành Dầu mỏ dự đoán rằng nhựa là động lực lớn nhất cho tăng trưởng nhu cầu dầu trong những năm tới. Tuy nhiên, viễn cảnh này sẽ không trở thành hiện thực khi thế giới đang bắt tay giải quyết vấn đề rác thải nhựa và chính phủ các nước bắt đầu hành động để đạt được các mục tiêu khí hậu.
Ngày 4/9, tổ chức Carbon Tracker vừa công bố báo cáo “Tương lai không nằm ở nhựa” (The Future’s Not in Plastics). Báo cáo chỉ ra, việc hạn chế sử dụng nhựa hiện là quyết tâm của toàn thế giới và điều này có thể khiến mức tăng trưởng nhu cầu nhựa nguyên sinh giảm từ 4% một năm xuống dưới 1%, với dự báo nhu cầu đạt đỉnh vào năm 2027.
Nhằm đẩy mạnh việc giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nhựa, Chính phủ Anh sẽ tăng gấp đôi phí đối với túi nilon sử dụng một lần ở Anh từ 5pence lên 10pence và chấm dứt việc miễn thuế cho các cửa hàng nhỏ từ tháng 4 năm 2021.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, mỗi phút toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỉ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Nhằm khắc phục thực trạng trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra các chính sách phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời tái sử dụng loại phế liệu này.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền nội dung mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng mức thuế đối với túi nilon, bao bì và sản phẩm nhựa khác.
Những mảnh nhựa siêu nhỏ đã được phát hiện ở những nơi xa xôi nhất, từ đáy đại dương đến băng Bắc Cực. Theo một nghiên cứu mới đây, mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự.
Dựa trên các mô hình máy tính về xu hướng hình thành rác thải nhựa trên đại dương từ năm 1950, các nhà nghiên cứu ước tính Đại Tây Dương hiện nay chứa từ 17-47 triệu tấn rác thải nhựa.
Các nhà khoa học đã rất sốc khi phát hiện ra các khu vực sâu xa nhất của Thái Bình Dương bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa. Theo họ, những đồ nhựa này sẽ tồn tại lâu hơn cả con người.