Chủ nhật, 24/11/2024 04:42 (GMT+7)
Thứ tư, 02/12/2020 06:15 (GMT+7)

Rừng Amazon ở Brazil bị chặt phá nghiêm trọng nhất trong 12 năm qua

Theo dõi KTMT trên

Tình trạng phá rừng Amazon tại Brazil trong năm 2020 đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm. Dữ liệu đã phản ánh một thực tế đáng quan ngại, bất chấp một số nỗ lực ngăn chặn từ phía chính phủ.

Được ví như “lá phổi xanh” của Trái Đất và là "nguồn sống" cho công cuộc chống biến đổi khí hậu, rừng Amazon cũng là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích gần 7,6 triệu km2, trong đó tới 60% tổng diện tích rừng nằm trong lãnh thổ Brazil.

Thế nhưng, số liệu của Viện Nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) vừa được công bố ngày 30/11 cho biết, chỉ trong vòng 12 tháng qua (tính đến tháng 8/2020) đã có khoảng 11.088 km2 rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil bị phá hủy. Con số này còn lớn hơn cả diện tích của Jamaica và tăng 9,5 % so với năm trước, đây cũng là mức phá rừng nghiêm trọng nhất trong hơn 1 thập kỷ.

Rừng Amazon ở Brazil bị chặt phá nghiêm trọng nhất trong 12 năm qua - Ảnh 1
Nạn phá rừng Amazon của Brazil đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm. Ảnh: AFP

Vấn nạn phá rừng gia tăng đã khiến Chính quyền của Tổng thống Jair Bolsonaro vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm bảo vệ môi trường. Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2019, chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro đã thúc đẩy hoạt động khai thác mỏ và kinh doanh nông nghiệp, đồng thời cắt giảm tài trợ cho các chương trình bảo vệ môi trường. Các nhà bảo tồn cho rằng những chính sách này đã trực tiếp gia tăng nạn phá rừng Amazon với 60% diện tích rừng bị đốn hạ nằm trong lãnh thổ Brazil.

"Tầm nhìn của chính phủ Bolsonaro đang đưa chúng ta trở lại thời kỳ phá rừng tràn lan trong quá khứ. Đó là một tầm nhìn thoái trào, khác xa với nỗ lực cần thiết để đối phó với khủng hoảng khí hậu", phát ngôn viên của tổ chức môi trường Greenpeace Cristiane Mazzetti lên án.

Tổ chức Giám sát khí hậu Brazil (Climate Observatory), một liên minh các nhóm bảo vệ môi trường cho rằng, thực trạng phá rừng tràn lan như hiện nay có thể khiến Brazil trở thành nước duy nhất trong số những nước phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính nhất thế giới có lượng khí thải tăng trong năm đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vốn làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo của cho thấy, trong năm 2019, Brazil phát thải tổng cộng 2,17 tỉ tấn CO2 vào khí quyển, tăng 9,6% so với năm trước đó mà một phần nguyên nhân là do nạn chặt phá và đốt rừng. Điều này đang hủy hoại những nỗ lực của quốc gia Nam Mỹ trong việc thực hiện cam kết theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, thỏa thuận mà trong đó Brazil nhất trí đến năm 2035 sẽ cắt giảm 37% lượng khí phát thải so với năm 2005.

Hoài Thu

Bạn đang đọc bài viết Rừng Amazon ở Brazil bị chặt phá nghiêm trọng nhất trong 12 năm qua. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới