Chủ nhật, 24/11/2024 06:37 (GMT+7)
Thứ tư, 24/02/2021 06:20 (GMT+7)

'Sắc xanh' bao trùm, chất lượng không khí Thủ đô duy trì ở mức tốt

Theo dõi KTMT trên

Ngày 23/2, chất lượng không khí trên địa bàn TP.Hà Nội có sự cải thiện đáng kể. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức tốt, trung bình và kém, không gây hại đến sức khỏe người dân.

Cụ thể, trên địa bàn thành phố đã xuất hiện 3 khu vực có chỉ số AQI ở mức tốt là: Xã Đội Bình, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa) và xã An Khánh (huyện Hoài Đức); 23 khu vực ở mức trung bình nhưng đều tiệm cận mức tốt, chỉ số AQI dao động từ 51 đến 70; 9 khu vực ở mức kém, chỉ số AQI từ 101 đến 109. 

'Sắc xanh' bao trùm, chất lượng không khí Thủ đô duy trì ở mức tốt - Ảnh 1
Chất lượng không khí Thủ duy trì ở mức tốt trong tuần qua. (Ảnh minh họa)

Theo Chi cục Bảo vệ Môi trường, trong tuần vừa qua, điều kiện khí tượng vẫn tác động chủ yếu tới chất lượng không khí trên địa bàn TP. Cụ thể, vào đầu tuần chất lượng không khí cải thiện tốt nhất do vừa nghỉ Tết Nguyên đán, lượng phương tiện tham gia giao thông không nhiều.

Tuy nhiên, vào giữa và cuối tuần là khoảng thời gian đi làm lại của toàn thành phố, nên lượng tham gia giao thông cũng tăng cao hơn so với trước. Lúc này thời tiết xuất hiện nắng nhẹ, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm không lớn dẫn đến chất lượng không khí được cải thiện nhưng không đáng kể.

Ứng dụng AirVisual (là sản phẩm của Tổ chức IQAir - sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí) dự báo từ nay đến ngày 27/2 AQI của Hà Nội vẫn còn ở mức xấu (có hại cho sức khỏe) từ 151 - 200.

Theo Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, trong các tháng đầu năm 2021 chất lượng môi trường không khí tại các đô thị phía Bắc vẫn còn ở mức xấu. Một số đợt ô nhiễm không khí có thể sẽ tiếp tục diễn ra, vì vậy người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin về ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động.

Người dân hạn chế các hoạt động ngoài trời vào ban đêm và sáng sớm, đóng các cửa sổ và cửa ra vào, sử dụng loại khẩu trang ngăn được bụi mịn khi không khí ô nhiễm.

Theo các chuyên gia, tình trạng ô nhiễm không khí không phải bây giờ mới bùng phát, mà đây là vấn đề đã tồn tại từ lâu do cộng hưởng từ tình trạng thời tiết hanh khô gây cháy rừng... Ngoài ra, việc các công trình lớn được xây dựng hàng loạt, lượng khí thải từ xe cộ, khí thải công nghiệp tăng đáng kể hay đốt rơm rạ… đã làm trầm trọng hơn tình hình ô nhiễm không khí.

Thực tế, TP.Hà Nội từng mổ xẻ và đưa ra tới hơn 12 nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí gồm: khí xả thải từ ô tô, xe máy; đun bếp than tổ ong, đốt củi; xây dựng, phá dỡ các công trình; vận chuyển vật liệu; mùi hôi thối từ hệ thống thoát nước chưa được xử lý; mùi từ các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các nguyên nhân khác là đốt rơm rạ, rác; thu gom rác thải chưa tốt; ô nhiễm ao hồ lâu năm; bùn thải chưa được xử lý; khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận; tác động của khí hậu và thời tiết chuyển mùa.

Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu 2020 do Viện Ảnh hưởng Sức khỏe (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện, ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm, trong đó, khoảng 4 triệu ca tử vong xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của 6,7 triệu người trên toàn cầu trong năm 2019.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết 'Sắc xanh' bao trùm, chất lượng không khí Thủ đô duy trì ở mức tốt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới