Sản xuất thép đang gặp khó khăn trong quy trình thu giữ carbon, Trái Đất có thể nóng lên
Sản xuất thép chiếm phần lớn lượng khí thải nhà kính xả vào bầu khí quyển, nếu giải pháp thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon không thể giúp ngành công nghiệp này giảm được lượng khí thải thì việc Trái đất ngày càng nóng lên là kịch bản có thể xảy ra.
Là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, sản xuất thép chịu trách nhiệm khoảng 8% lượng khí thải carbon trên toàn cầu. Nhiều nhà sản xuất thép và khai thác quặng sắt coi quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (Carbon capture, utilisation and storage - CCUS) sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh, giảm khí nhà kính và ngăn Trái đất nóng lên. Tuy nhiên, do đạt hiệu quả thấp mà chi phí lại cao nên quy trình này vẫn chưa thực sự có giải pháp thương mại nào cho quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon tại các lò cao. Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính Institute for (Energy Economics and Financial Analysis - IEEFA) nhận định, quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon sẽ khó đảm nhận được vai trò chính trong công cuộc khử carbon ngành thép trên phạm vi toàn cầu.
Quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) là quá trình thu hồi lại khí thải carbon và giữ cho carbon không đi vào khí quyển hoặc tái sử dụng khí carbon. Hiện nay có hai công nghệ vật lý và hóa học để tách và thu hồi carbon từ khí thải. Tuy nhiên, hiện nay quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon đã bị chuyển đổi sang quy trình sản xuất sắt hoàn nguyên trực tiếp (Direct Reduced Iron - DRI). Công nghệ này sử dụng khí có chứa nguyên tố carbon hoặc hydro để khử trực tiếp quặng sắt thành sắt mà không tạo ra khí nhà kính trong quá trình sản xuất.
Chính vì sự chênh lệch này, quy trình thu hồi carbon đang gây tranh cãi trong ngành thép. Phần lớn đều cho rằng, quy trình này có khó khả thi vì chi phí cao. Trong bài phát biểu hồi tháng 2/2024, ông Andrew Forrest, Chủ tịch điều hành của nhà cung cấp quặng sắt lớn số 4 thế giới Fortescue Metals cho biết, Quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon không phải là giải pháp thích hợp cho quá trình chuyển đổi xanh đối với ngành thép. Tổ chức tư vấn của Đức Agora cũng lo ngại về vấn đề kinh phí khi đầu tư vào các trang thiết bị thu hồi carbon.
Trước quan điểm này, ông Prabodha Acharya, Giám đốc Phát triển Bền vững của Tập đoàn JSW Ấn Độ hoàn toàn phản đối. Ông cho rằng, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 thì quy trình thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon thực sự cần thiết. Bài toán được đặt ra ở đây là khi nào chi phí carbon có thể giải quyết được chi phí thu giữ và tái sử dụng carbon?
Theo: Reteurs
Gia Tuệ