Hiện nay thẩm quyền về lập quy hoạch thăm dò, cấp phép khai thác khoáng sản đối với vật liệu xây dựng thông thường, cát sỏi ở lòng sông thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Vài năm trở lại đây, tình trạng nước biển dâng, sạt lở, bờ sông, bờ biển phức tạp hơn, cho thấy, sự khắc nghiệt của thiên nhiên ngày càng hiện hữu nếu không có giải pháp căn cơ, thực sự bền vững.
Sau các đợt lũ lụt liên tiếp xảy ra trong tháng 10-11 vừa qua ở Quảng Trị đã và đang làm bờ các con sông vốn đã sạt lở phức tạp, nay ngày càng trầm trọng hơn, uy hiếp trực tiếp đến người dân.
Hai doanh nghiệp ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) khai thác cát gây ô nhiễm môi trường, sạt lở bờ sông khiến hàng nghìn mét vuông đất hoa màu trôi sông. Cơ quan chức năng đã vào cuộc nhưng sau đó họ vẫn khai thác như "chưa có cuộc kiểm tra".
Rằm tháng Bảy nước đã không nhảy qua bờ như thường lệ nhưng có nhiều khả năng lượng mưa sẽ gia tăng trái mùa nên miền Tây cần chuẩn bị đón lũ muộn và đề phòng triều cường ven biển.
Theo nhận định của Bộ TN&MT, có 4 đợt triều cường sắp diễn ra vào những tháng cuối năm, các địa phương miền Tây cần nhanh chóng triển khai phương án chủ động ứng phó.
Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý thông tin liên quan đến sạt lở bờ sông, bờ biển tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khoảng 20 giờ 40 phút ngày 1/8, tại ấp Phụng Tường 1, xã Song Phụng (huyện Long Phú) đã xảy ra vụ sạt lở bờ sông, làm ảnh hưởng đến 6 hộ dân sinh sống tại khu vực, trong đó có 3 hộ phải di dời.
Để củng cố lực lượng phòng chống thiên tai từ cơ sở, Trung tâm Chính sách Kỹ thuật Phòng chống thiên tai (PCTT) – Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực PCTT trong xây dựng nông thôn mới cho lực lượng xung kích PCTT tại xã Tân Quới, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Sau nhiều đợt ra quân trấn áp mạnh, nạn “cát tặc” hoành hành ở một số tỉnh thành Đông Nam Bộ gần như “tê liệt”. Nhưng giờ đây, việc khắc phục môi trường, thiệt hại tài sản của người dân… là bài toán nan giải cho chính quyền sở tại.
Sông Bồ đoạn qua thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhiều năm qua đang sạt lở trầm trọng, một phần lớn là do vấn nạn “cát tặc” diễn ra liên tục khiến người dân địa phương bức xúc và sống trong lo âu...
Khi lực lượng công an tiếp cận, vị trí thuyền khai thác cát trái phép đang ở giữa sông, mũi thuyền hướng về xã Hòa Tiến, huyện Yên Phong, toàn bộ máy móc thiết bị khai thác cát vẫn đang hoạt động.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Cà Mau có 46 điểm sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 100km và 6 điểm sạt lở bờ biển ở mức nguy hiểm với chiều dài hơn 5km.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 797/NQ-UBTVQH14 về phương án phân bổ 10.000 tỉ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông, bờ biển nguy hiểm trên địa bàn tỉnh và thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục thiệt hại.