Chủ nhật, 24/11/2024 09:05 (GMT+7)
Thứ bảy, 17/04/2021 12:23 (GMT+7)

Sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim sau một năm vắng bóng

Theo dõi KTMT trên

Sau hơn một năm vắng bóng, nhiều cá thể sếu đầu đỏ đã quay về tìm thức ăn tại khu A4, Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).

Vườn quốc gia Tràm Chim vừa ghi nhận 3 con sếu đầu đỏ xuất hiện. Các chuyên gia ở vườn quốc gia không nhìn thấy sếu đầu đỏ bay về kể từ năm 2019.

Theo ông Lê Thành Cư, Phó giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim, việc sếu đầu đỏ quay trở lại là tín hiệu vui, cho thấy môi trường sinh thái cho sếu đang tốt lên.

Sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim sau một năm vắng bóng - Ảnh 1
3 cá thể sếu đầu đỏ được ghi nhận tại khu A4 vào chiều 16/4. (Ảnh: Đỗ Minh Chánh)

Ông Thành cho biết hơn một năm qua, Vườn quốc gia Tràm Chim đã cố gắng cân bằng hệ sinh thái rừng tràm và bãi năng để thu hút và bảo vệ các loài chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ.

Sếu đầu đỏ là loài chim cực kỳ quý hiếm có trên trong danh sách đỏ thế giới, đồng thời là biểu tượng của Đồng Tháp. Theo thống kê của Vườn quốc gia Tràm Chim, năm 1991 tại đây ghi nhận có hơn 1.000 cá thể sếu đầu đỏ quay về.

Sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim sau một năm vắng bóng - Ảnh 2
Sếu đầu đỏ. (Ảnh: Vườn Quốc gia Tràm Chim)

Những năm về sau, số lượng này giảm đi. Vào năm 2017 chỉ có 3 cá thể, năm 2018 là 9 cá thể và năm 2019 là 11 cá thể được ghi nhận xuất hiện tại Vườn quốc gia Tràm Chim.

Năm 2020, loài chim này không quay về cho đến khi được phát hiện vào chiều 16/4.

Đình Đình

Bạn đang đọc bài viết Sếu đầu đỏ bay về Tràm Chim sau một năm vắng bóng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới