Chủ nhật, 24/11/2024 04:29 (GMT+7)
Thứ ba, 10/01/2023 06:55 (GMT+7)

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia

Theo dõi KTMT trên

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.

Bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân.

Đồng thời, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước từng bước được hoàn thiện; nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngành nước được tăng cường..

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tại phiên họp, đại biểu Khang Thị Mào (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái), đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và một số đại biểu cơ bản tán thành với các quan điểm về tổ chức không gian phát triển, trong đó có đặt ra yêu cầu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng và các loại khoáng sản, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường và chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia - Ảnh 1
Bảo đảm an ninh nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 này, các đại biểu đề nghị Chính phủ một số nội dung như sau:

Thứ nhất, sớm hoàn thiện lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến tài nguyên nước theo Kết luận số 36 ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị.

Thứ hai, thực hiện có kế hoạch đầu tư dài hạn của ngân sách nhà nước đối với công tác bảo vệ, kiểm soát nguồn nước, hệ thống đê điều, hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nước sạch, trong đó ưu tiên nhiệm vụ cấp bách trữ nước, chuyển nước cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn do biến đổi khí hậu. Trước mắt, bố trí đủ nguồn lực để sửa chữa, nâng cấp một số hồ, đập hư hỏng nặng, bảo đảm an toàn hồ, đập các nguồn nước mưa lũ.

Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước cần thực hiện cơ chế thị trường đối với giá dịch vụ nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất theo nguyên tắc Nhà nước và Nhân dân cùng làm, từng bước tính đủ theo quy định của Luật Thủy lợi về giá nước phục vụ sản xuất và đời sống. Có lộ trình hỗ trợ hợp lý cho nông dân, cho hộ nghèo, hộ yếu thế theo xu thế giảm dần sự bao cấp của Nhà nước.

Thứ ba, tăng cường công tác bảo vệ và nâng cấp chất lượng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn. Sớm nghiên cứu nâng cấp mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng phù hợp với chất lượng từng loại rừng thông qua việc đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng phù hợp với quy hoạch, quy định của pháp luật để khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, nhất là tại các địa phương miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên là nơi có tỷ lệ che phủ rừng cao.

Thứ tư, đề nghị bổ sung nội dung xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác sử dụng nước và nội dung xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng phát triển tài nguyên nước. Phần quy hoạch sử dụng đất đề nghị bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất theo khu vực chức năng, căn cứ pháp lý quy hoạch của các ngành, lĩnh vực liên quan về đất đai, từ đó đưa ra chỉ tiêu sử dụng đất theo khu vực chức năng, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất khu du lịch.

Có thể thấy, bảo đảm an ninh nước và an toàn đập, hồ chứa nước là yêu cầu tất yếu khách quan, là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay, đòi hỏi phải có những giải pháp, hành động cụ thể, trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, phòng, chống thiên tai, lấy tài nguyên nước là cốt lõi, kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình, trong đó kết cấu hạ tầng về nước giữ vai trò quan trọng đặc biệt; gắn liền với cơ cấu lại nền kinh tế, kết hợp hài hòa lợi ích, bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; công bằng, hợp lý.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Vượt mục tiêu đón khách du lịch trong năm 2024
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong tháng 10 đạt 386,5 nghìn lượt, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 10 tháng đón gần 7,7 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách trong năm 2024.
TP.HCM: Doanh thu từ lữ hành tăng gần 50%
10 tháng của năm 2024, doanh thu ngành du lịch TP.HCM đạt 156.649 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lữ hành đạt mức cao với 32.255 tỉ đồng, tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tin mới