Đất hiếm từ rác thải điện tử là thành phần quan trọng cho các công nghệ tương lai như ô tô điện hoặc năng lượng tái tạo. Các nhà khoa học ở California công bố một phương pháp mới giúp phục hồi các kim loại đã qua sử dụng từ một loại protein tự nhiên.
Dự án tái chế dầu ăn thừa thành xà phòng được thực hiện bởi cô sinh viên Nguyễn Ngọc Linh của Trường Kỹ thuật công nghiệp đã lan tỏa lối sống xanh đến với mọi người.
Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc sỡ đã trở thành những vật dụng thường ngày trong cuộc sống của chúng ta. Đồng thời với điều đó thì thủy tinh có hại cho môi trường và sức khỏe con người cũng đang trở thành một vấn đề không thể xem nhẹ.
Chương trình "Hồi sinh rác thải nhựa" hướng đến thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa thông qua phân loại rác tại nguồn, thu gom và tái chế rác thải nhựa.
Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.Hội An (Quảng Nam) vừa tổ chức chương trình "Đổi rác lấy gạo - cùng nhau đi qua mùa dịch" vừa hỗ trợ an sinh xã hội vừa nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường.
Các nhà khoa học Trung Quốc tìm ra phương pháp tạo ra thức ăn chăn nuôi từ khí thải không chỉ giải quyết phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô mà còn là cách để cứu môi trường.
Tận dụng phụ phẩm từ bơ, các nhà khoa học Aimplas, Tây Ban Nha nghiên cứu phát triển một hệ thống đóng gói phân hủy sinh học mới có khả năng kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm thêm 15%.
Lốp ô tô cũ đã được chứng minh là một nguyên liệu thô phổ biến bởi một doanh nhân với mong muốn không tích tụ rác có hại cho hành tinh mà để mang lại cho nó “cuộc sống thứ hai”.
Thay vì bị vứt la liệt trên vỉa hè, góc phố, cành cây hay trôi nổi trên biển, những chiếc khẩu trang y tế trên khắp đường phố London được nhà thiết kế người Anh Joe Slatter thu gom, khử trùng và tạo thành một chiếc ghế đẩu.
Việc loại bỏ rác thải nhựa cần phải thay đổi, bằng cách chuyển đổi hình thức sử dụng và xử lý. Ngoài ra, các quốc gia cũng cần chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tìm cách thiết kế những sản phẩm không tạo ra chất thải hoặc có thể được tái sử dụng.
Để khuyến khích các đơn vị kinh doanh và doanh nghiệp sản xuất tốt hơn, các cơ quan công quyền có thể đánh thuế, trợ cấp hoặc miễn thuế cho các sản phẩm có trách nhiệm với môi trường.
Thay vì tìm kiếm câu trả lời về mặt sinh thái trong các sản phẩm dùng một lần, việc sử dụng các đồ vật có thể tái sử dụng là giải pháp tốt hơn để hạn chế việc sản sinh ra chất thải.
Việc ngăn ngừa (hoặc giảm thiểu) bao gồm việc giảm số lượng và tác hại của chất thải được tạo ra bằng cách can thiệp vào cả các phương thức sản xuất và tiêu dùng.
Theo các doanh nghiệp, việc xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường cần có lộ trình và phù hợp với điều kiện công nghệ hiện có ở Việt Nam.
Một nhóm các nhà khoa học Scotland đã chế tạo thành công hương vani từ rác thải nhựa. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải nhựa toàn cầu.
Rác thải nhựa và hạt vi nhựa là một trong những thách thức lớn cho môi trường bởi những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đến sức khỏe con người cũng như môi trường.
Việt Nam nằm trong tốp 4 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm, trung bình tiêu thụ 41,3 kg rác thải nhựa/năm/người, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế.
Việt Nam đã hình thành thị trường mua, bán chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) hoặc các sản phẩm tái chế từ CTRSH.Nhờ đó, tạo ra những giá trị kinh tế gia tăng từ nguyên liệu chính là CTRSH, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với CTRSH.
Với bàn tay khéo léo của các kỹ sư, những đồ vật tưởng bỏ đi như lốp xe, đồ gỗ không sử dụng đã tạo nên một sân chơi để gắn kết cộng đồng từ thành phố cho đến những vùng sâu vùng xa.