Chủ nhật, 24/11/2024 06:33 (GMT+7)
Thứ năm, 22/09/2022 07:50 (GMT+7)

Tái chế rác thải thành nguồn “năng lượng sạch” giúp bảo vệ môi trường

Theo dõi KTMT trên

Một phần rác thải thu gom ở các tỉnh miền Bắc được sử dụng để tái chế thành viên đốt RPF - nhiên liệu tạo ra lượng nhiệt tương đương than đá. Giải pháp này góp phần giải quyết vấn đề xử lý rác và mang lại nguồn chất đốt thay thế than đá.

Việc dùng rác sản xuất viên đốt RPF (nhiên liệu từ nhựa và giấy thải) được ứng dụng rộng rãi trên thế giới nhằm thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch như than đá, than cốc bởi chúng rẻ hơn rất nhiều và thân thiện với môi trường.

Tái chế rác thải thành nguồn “năng lượng sạch” giúp bảo vệ môi trường - Ảnh 1
Tái chế rác thải thành nguồn “năng lượng sạch” giúp bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Bà Yuri Takano - Trưởng đại diện Công ty Xử lý rác IKE (Nhật Bản) tại Hà Nội - cho biết: Công nghệ này phổ biến tại Nhật Bản hơn 30 năm nay. Tất cả các loại rác thải như nhựa, giấy, gỗ đều có thể bán và tái chế để sử dụng luôn. Những thành phần không được phân loại triệt để, khó tái chế sẽ được dùng làm viên đốt và đây là công nghệ xử lý rác đơn giản nhất.

Tại Việt Nam, công nghệ này đã được Công ty TNHH Giải pháp môi trường Đại Đồng (Hưng Yên) - liên doanh giữa URENCO 11 thuộc Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) với IKE - để thử nghiệm và đưa vào vận hành trong nhiều năm qua, góp một phần không nhỏ vào công cuộc giảm thiểu ảnh hưởng của rác thải nhựa lên môi trường tại Việt Nam. Công ty đã dành 3 năm nghiên cứu và thử nghiệm để đảm bảo tính an toàn cũng như khả thi về mặt kinh tế của sản phẩm. Năm 2016, công ty chính thức đưa RPF vào sử dụng tại nhiều nhà máy để thay thế một phần các nhiên liệu đốt truyền thống.

Đặc biệt, so với đốt than đá, sử dụng RPF làm nhiên liệu giúp giảm phát thải ½ lượng khí CO2, 90-100% khí SO2 và hơn 95% lượng tro xỉ sau đốt. Như vậy, viên đốt RPF đã góp phần đưa rác thải nhựa trở lại vào vòng tuần hoàn, trở thành một loại nhiên liệu đốt thân thiện với môi trường, không còn kết thúc vòng đời của nó tại các bãi chôn lấp, hay các lò đốt rác vốn đang bị quá tải nữa.

Theo đại diện URENCO 11, trước kia, Urenco 11 chủ yếu xử lý rác thải bằng cách chôn lấp hoặc đốt, gây tốn diện tích đất, trong khi những thành phần như nhựa sẽ không phân hủy, còn các thành phần phân hủy được sẽ sản sinh ra khí metal gây ô nhiễm. Việc tái chế rác thành viên đốt RPF giúp tận dụng nguồn tài nguyên lãng phí đó. Nguồn đầu vào để sản xuất viên đốt RPF chủ yếu là nhựa PP và PE, giấy, gỗ vụn từ các khách hàng của Urenco 11 trên toàn miền Bắc. Chúng được phân loại, làm sạch, nghiền nhỏ rồi cho vào máy nén thành viên. Từ 1 tấn rác sẽ thu được 1 tấn nhiên liệu đốt. Sản phẩm được dùng trong các lò hơi, thay thế than, trấu, củi… Viên đốt RPF có thể tạo ra lượng nhiệt lớn hơn 20-30% so với than đá.

Mặc dù sản phẩm thân thiện với môi trường, tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc tiêu thụ RPF là giá. Việc vận hành quy trình sản xuất loại nhiên liệu tái chế này đòi hỏi nhiều nhân công hơn các phương pháp xử lý rác khác. Nguyên nhân do rác ở Việt Nam chưa được tái chế; ngoài công nhân vận hành máy, còn cần 4 - 5 công nhân để phân loại rác.

Ngoài vấn đề chi phí, Urenco 11 cũng gặp khó với lượng điện năng tiêu thụ, việc sản xuất 1kg RPF tiêu tốn khoảng 300 đồng tiền điện. Chính điều này làm mất ưu thế cạnh tranh về giá của viên đốt so với các nguồn nhiên liệu truyền thống. Giá là thử thách lớn nhất khi thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm này. “Nếu RPF có giá bán cao hơn so với nguồn nhiên liệu họ đang sử dụng, họ sẽ không chấp nhận” - đại diện URENCO 11 chia sẻ.

Hiện, viên đốt RPF đang được dùng thử nghiệm tại một số doanh nghiệp; có hai công ty thay thế dần các nhiên liệu vẫn sử dụng là Công ty Cám CJ Vina Agri, Hưng Yên và Công ty Giấy Hải Dương.

Độc đáo "biến hóa" từ rác thải

Những ai đã từng đến trung tâm Lagreens (Hà Nội) hẳn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi tận mắt nhìn thấy hoặc trực tiếp sờ vào những vật phẩm như hộp mứt, đồ lưu niệm, lọ hoa, đồ trang trí, ống đựng bút... nhiều màu sắc được làm từ… rác thải. Thực hành bộ giáo trình “Nghệ thuật Tái chế”, các bạn thiếu niên sẽ được thoải mái sáng tạo, biến các vật dụng bỏ đi thành những sản phẩm nghệ thuật có tính ứng dụng cao. Thông điệp mà Lagreens muốn gửi gắm đến người trẻ là đồ vật cũ luôn có thể tái sử dụng mà không phải vứt đi. Chỉ cần một chút sáng tạo, chúng ta đã có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp Trái Đất ngày càng xanh.

Trung tâm nghệ thuật với giáo trình “Nghệ thuật Tái chế” của Lagreens là một trong những ý tưởng nổi bật từ cuộc thi Nghệ Thuật Tái Chế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo trong việc giảm rác thải nhựa (dẻo) và rắn.

Bên cạnh các cuộc thi như Nghệ Thuật Tái Chế, nhiều giải pháp thực tế trong việc giảm và tái chế rác thải cũng được UNESCO triển khai tại các điểm di sản thế giới và các cộng đồng ven biển Việt Nam. Cụ thể, tại khu dự trữ sinh quyển Hội An - Cù Lao Chàm, sáng kiến “Thúc đẩy Sáng tạo vì một thế giới không rác thải” gồm các hội thảo, cuộc thi, hoạt động dọn rác tại bờ biển đã được tổ chức để nâng cao nhận thức của công chúng.

Hải Anh

Bạn đang đọc bài viết Tái chế rác thải thành nguồn “năng lượng sạch” giúp bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới